Bàn giải pháp phát triển nghề nuôi cá nước lạnh bền vững, hiệu quả

LCĐT - Ngày 8/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghề cá Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với UBND các tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm phát triển cá nước lạnh và định hướng giai đoạn 2021 – 2030.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến và các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có lãnh đạo sở NN&PTN và các cơ quan chuyên môn của các tỉnh có nuôi cá nước lạnh như: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Lâm Đồng…; các chuyên gia, đại diện các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất cá nước lạnh, cung cấp thức ăn, con giống ...

Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Theo đánh giá của Hội nghề cá Việt Nam, sau thử nghiệm thành công tiến tới phát triển nuôi quy mô từ năm 2006, năm 2007, cá nước lạnh của Việt Nam chủ yếu là cá tầm, cá hồi cho sản lượng ban đầu gần 100 tấn. Đến nay, sau 15 năm sản lượng cá nước lạnh toàn quốc đã đạt trên 3.700 tấn, tăng trưởng sản xuất trong giai đoạn 2007 - 2020 đạt 68,75%. Hiện, cá nước lạnh Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng ở thị trường nội địa. Cả nước đang có 25 tỉnh phát triển nghề cá nước lạnh, chủ yếu tập trung ở phía Bắc và Tây Nguyên.

Năm 2020, sản lượng trứng cá tầm đã qua chế biến của cả nước ước đạt 3.000 kg. Trong nước sản xuất được khoảng 4 triệu con giống, đáp ứng được 80% nhu cầu con giống của các cơ sở nuôi cá nước lạnh. Hiện tại, thức ăn sản xuất trong nước đã cung cấp được khoảng 90% cho cá tầm và 50% thức ăn cá hồi, giá bán thấp hơn khoảng 20% so với giá thức ăn nhập khẩu. Hiện nay, sản phẩm cá nước lạnh của Việt Nam chủ yếu tiêu thụ là cá tươi sống hoặc cấp đông mà chưa qua chế biến, thị trường tiêu thụ tại các thành phố lớn và khu du lịch…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại hội nghị.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại hội nghị.

Dự báo trong 10 năm tới, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ cá nước lạnh và thế giới tiếp tục tăng cao, riêng thị trường nội địa hiện mới đáp ứng được 50% nhu cầu. Đây là cơ hội lớn cũng như thách thức đặt ra cho nghề cá nước lạnh Việt Nam, đòi hỏi phải tiếp tục khai thác tối đa lợi thế nguồn nước, nâng cao công nghệ, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm để đứng vững trên thị trường.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi cá nước lạnh tại Việt Nam bền vững. Các ý kiến tập trung nhấn mạnh về giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, khuyến ngư và đào tạo, giải pháp về hình thành hệ thống dịch vụ hậu cần và tiêu thụ sản phẩm; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch khu vực nuôi, nguồn nước… Một số ý kiến khác tập trung vào các lĩnh vực như phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái; tăng cường đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển cá nước lạnh một cách đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo điều kiện đưa nghề nuôi cá nước lạnh tại Việt Nam phát triển cao hơn, đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại hội nghị.
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, trong thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tăng cường chỉ đạo phát triển nghề nuôi thủy sản nước lạnh, góp phần quan trọng trong việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, thể tích nuôi cá nước lạnh tỉnh Lào Cai đạt đã vượt quy hoạch đến năm 2020. Nuôi thủy sản nước lạnh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao; giá trị sản xuất đạt khoảng 25 - 30 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên, việc quản lý nuôi cá nước lạnh tại Lào Cai gặp nhiều khó khăn về quản lý quy hoạch, quản lý tài nguyên nước, tình hình dịch bệnh và chất lượng sản phẩm.

Giới thiệu sản phẩm từ cá hồi Sa Pa.
Giới thiệu sản phẩm từ cá hồi Sa Pa.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Sau 15 năm đưa vào nuôi thử nghiệm cá nước lạnh, đến nay cá nước lạnh đã được nhân rộng, phát triển tại 25 tỉnh, sản lượng nuôi cá nước lạnh tăng nhanh trong thời gian qua, đã đưa Việt Nam vào nhóm 10 nước có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, phát triển cá nước lạnh tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn như: Công nghệ nuôi chưa đáp ứng được đặc điểm sinh học của cá nước lạnh nên tỷ lệ hao hụt cao, năng suất thấp so với các nước có công nghệ cao. Hệ thống nuôi như hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước tự nhiên; các cơ sở sản xuất cá nước lạnh chưa được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành cho cá nước lạnh.

Để đảm bảo phát triển cá nước lạnh mang lại hiệu quả cao, ổn định và bền vững trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu các địa phương cần tổ chức áp dụng quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để đảm bảo có hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đa dạng hóa mô hình sản xuất, trong đó doanh nghiệp làm nòng cốt, khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và các hộ dân. Mục tiêu đến năm 2030 sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 100% nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số sản phẩm cá nước lạnh được xuất khẩu. Sản phẩm trứng cá nước lạnh đạt từ 5 - 10 tấn/năm, giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 20 - 25 triệu USD. Sản xuất được 100% nhu cầu giống đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm; 100% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/BTGDVTU, ngày 31/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy về Chương trình công tác tuyên giáo và dân vận năm 2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng kế hoạch tổ chức “Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai năm 2025”.

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Đó là phát biểu của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) về việc phối hợp tháo gỡ, vướng mắc cho các dự án sản xuất công nghiệp của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Buổi làm việc diễn ra chiều 3/4 tại thành phố Lào Cai.

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn hiện có quần thể loài thông tre lá dài (có tên khoa học là Podocarpus nerifolius), thuộc họ kim giao (bách niên tùng), với hơn 30 cá thể, một số cây có đường kính từ 60 - 80 cm, chiều cao vút ngọn khoảng 30 m.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

fb yt zl tw