Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai ra mắt Zalo mini app hỗ trợ người dân trong mùa mưa bão

Trước những diễn biến khó lường của thiên tai, người dân cả nước hiện đã có thể sử dụng mini app "Phòng chống thiên tai Việt Nam" trên Zalo để được cảnh báo kịp thời rủi ro, tìm hiểu kiến thức và kết nối cứu trợ trong các tình huống khẩn cấp.

Mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam” được đánh giá cao về tính thiết thực với cộng đồng.

Mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam” được đánh giá cao về tính thiết thực với cộng đồng.

Mini app do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phát hành trên nền tảng Zalo.

Đây được xem là bước tiến mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai trên cả nước, giúp người dân an tâm hơn khi được trang bị thêm công cụ hỗ trợ khẩn cấp trước tình hình thiên tai đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Một trong những tính năng nổi bật nhất của mini app này là “Kết nối cứu trợ”, giúp người dân nhận được sự ứng cứu kịp thời trong các tình huống nguy cấp. Người dân có thể thông qua tính năng này để cung cấp thông tin liên lạc, gửi định vị kèm mô tả và hình ảnh để lực lượng chức năng ứng cứu kịp thời. Bên cạnh đó, danh sách số điện thoại và đường dây nóng sẽ được hiển thị trên màn hình để người dân có thể liên lạc cơ quan chức năng của địa phương ngay lập tức trong tính năng “Liên lạc khẩn cấp”.

Riêng tính năng “Phản ánh thiên tai” cho phép người dùng gửi đến cơ quan chức năng tình trạng, nguy cơ tiềm ẩn hoặc tình hình thiên tai tại khu vực sinh sống. Thông qua thông tin được cung cấp, cơ quan chức năng tại khu vực sẽ nhanh chóng xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.

Mini app được đầu tư nội dung, hình ảnh để người dân tiếp cận và ghi nhớ các kỹ năng quan trọng khi chủ động phòng, chống thiên tai.

Mini app được đầu tư nội dung, hình ảnh để người dân tiếp cận và ghi nhớ các kỹ năng quan trọng khi chủ động phòng, chống thiên tai.

Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chủ động phòng chống thiên tai, mini app “Phòng chống thiên tai” còn giúp người dân cập nhật kiến thức qua tính năng “Tìm hiểu thiên tai”. Theo đó, mọi thông tin, hình ảnh, kỹ năng chủ động ứng phó trước, trong và sau mỗi loại hình thiên tai đều được trình bày một cách nhất quán, khoa học và dễ hiểu.

Đáng chú ý, tính năng này cũng bố trí các nút thông tin dành cho đồng bào dân tộc thiểu số như tiếng Dao, tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Khmer. Điều này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực tế, đề cao tính cộng đồng, giúp mọi người dân trên cả nước, kể cả đồng bào dân tộc thiểu số đều được tiếp cận và sử dụng mini app.

Sử dụng mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam”, người dân cũng được cập nhật nhanh chóng tình hình thời tiết, cảnh báo khẩn cấp ở các địa phương nhờ tính năng “Thông tin thiên tai”. Các tin tức được cung cấp bởi trang Zalo OA “BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai” - một trong những cầu nối thông tin quan trọng của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai với người dân cả nước.

Trước đó, sau gần 3 năm hoạt động, trang Zalo chính thức của Ban Chỉ đạo đã thu hút hơn 311.000 người quan tâm. Trung bình mỗi năm có hơn 120 triệu tin nhắn khẩn cấp được gửi đến người dân các vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, góp phần đảm bảo hệ thống thông tin xuyên suốt, chính xác đến cộng đồng.

Đầu năm 2023 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 19/22 loại hình thiên tai. Trong đó có 1 áp thấp nhiệt đới; 27 trận mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất; 148 trận dông lốc, sét, mưa đá; 211 vụ sạt lở bờ sông; 137 trận động đất và 2 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển… Đặc biệt mùa hè năm nay đến sớm, gay gắt và khốc liệt hơn trung bình nhiều năm. Tính đến ngày 5/7, thiên tai đã làm 49 người chết, mất tích, 36 người bị thương, thiệt hại kinh tế hơn 308 tỷ đồng.

Cũng trong năm nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia dự báo sẽ có khoảng 12-14 cơn bão mạnh và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 4-6 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Từ tháng 7, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng tương đương với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Do đó, bên cạnh sự chỉ đạo sâu sát, kiên quyết của chính quyền các cấp, sự đồng thuận của người dân trong việc chủ động ứng phó thiên tai cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn tính mạng, và hạn chế các thiệt hại khác do thiên tai gây ra. Trong đó, nhiều năm qua, người dân đã quen sử dụng nền tảng Zalo trong công tác phòng chống thiên tai, tiêu biểu như tính năng Zalo Connect, các trang Zalo OA địa phương,...

Từ hiệu quả trên, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kỳ vọng mini app “Phòng chống thiên tai Việt Nam” trên Zalo sẽ là công cụ mới thiết thực, giúp người dân trên cả nước được cảnh báo kịp thời các rủi ro, đồng thời kết nối cứu trợ, nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ từ địa phương. Qua đó, góp phần giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản, giúp người dân chuyển mình trước thiên tai, từ thế bị động ứng phó đến chủ động phòng ngừa.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw