Nông dân "thủ phủ" dứa như "ngồi trên đống lửa"

Nông dân "thủ phủ" dứa như "ngồi trên đống lửa" ảnh 1

LCĐT - Hằng năm, vào những ngày đầu xuân, người dân “thủ phủ” dứa Bản Lầu (huyện Mường Khương) lại lên nương trồng dứa vụ mới. Thế nhưng năm nay, nhiều diện tích trước đây vốn trồng dứa đang dần được thay thế bằng những cây trồng khác vì đây đã là vụ dứa thứ 3 người dân chịu lỗ. Trên những nương dứa đang độ thu hoạch, người dân như “ngồi trên đống lửa” vì giá bán thấp thê thảm.

Từ tháng 10, thủ phủ dứa Mường Khương bắt đầu vào vụ thu hoạch. Hai vụ trước, giá bán thấp nên người dân mong đợi vụ dứa này giá lên cao để “vớt vát” lại. Nhưng trái với mong đợi, giá dứa vụ này chẳng khá hơn là bao. Cùng với đó, giá vật tư sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao khiến chi phí đầu vào tăng. “Quá tam ba bận”, đây đã là vụ thứ 3 nhiều hộ dân than lỗ.

Nông dân "thủ phủ" dứa như "ngồi trên đống lửa" ảnh 2
Dứa tại Mường Khương đang vào chính vụ thu hoạch.

Bản Lầu lại được coi là “thủ phủ” dứa của huyện Mường Khương vì đây là địa phương có diện tích trồng dứa hàng hóa lớn nhất huyện. Trên địa bàn xã hiện có khoảng 1.350 ha dứa, trong đó 950 ha trong giai đoạn cho thu hoạch. Từ tháng 2 dứa bắt đầu vào chính vụ, người dân đã thu hoạch được hơn 4.000 tấn. Thời điểm này, giá dứa tại Mường Khương được thương lái và doanh nghiệp thu mua với mức 3.700 - 4.000 đồng/kg quả tươi. Trong khi đó, người dân bỏ ra trung bình 5.000 đồng chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào để sản xuất được 1 kg dứa. Như vậy, với mức giá dưới 5.000 đồng/kg, người dân sẽ bị lỗ.

Nông dân "thủ phủ" dứa như "ngồi trên đống lửa" ảnh 3
Cây dứa từng được coi là cây "làm giàu", tạo việc làm cho nhiều người dân nông thôn.

Dứa từng là cây trồng giúp người dân xã Bản Lầu làm giàu. Nhiều hộ dân thôn Na Lốc, Cốc Phương, Na Mạ… có tiền xây nhà, mua xe cũng nhờ trồng dứa.

Bà Lục Thị Phương, Trưởng thôn Na Mạ 1 chia sẻ: "Nếu giá dứa giữ ở mức cao và ổn định như đầu năm 2021 thì mỗi năm trong thôn có thêm vài hộ dân xây nhà mới. Tuy nhiên, bắt đầu từ vụ dứa cuối năm 2021, giá dứa rất thấp, ở những nương dứa năng suất không cao người dân bắt đầu chịu lỗ, nương dứa nào được chăm sóc tốt và năng suất cao hơn thì may ra hòa vốn. Khoảng 1 tuần nữa, diện tích dứa của gia đình tôi sẽ cho thu hoạch với sản lượng ước tính khoảng 10 tấn. Giá dứa thấp như hiện nay khiến tôi lo lắng vô cùng”.

Tương tự, trên nương dứa của gia đình ông Phạm Đăng Phấn (thôn Na Mạ 1), những trái dứa đã “mở to mắt”, bắt đầu bước vào giai đoạn thu hoạch. Thế nhưng, cả nương dứa này chỉ được thương lái “báo giá” mua là 15 triệu đồng trong khi khoảng 3 năm trước ông bán với giá 28 triệu đồng. Giá bán ra thấp trong khi giá mua phân bón cao khiến ông Phấn thở dài, than lỗ nặng.

Nông dân "thủ phủ" dứa như "ngồi trên đống lửa" ảnh 4
Dứa Mường Khương được các doanh nghiệp thu mua, chế biến.

Theo thống kê của xã Bản Lầu, tổng sản lượng dứa của xã vụ này khoảng 23 nghìn tấn. Đối với Bản Lầu, dứa là một trong những cây hàng hóa chủ lực theo Nghị quyết 10 về phát triển nông nghiệp hàng hóa, được xác định sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trong những năm tới. Năm 2023, xã có kế hoạch duy trì và trồng mới để diện tích dứa đạt 1.490 ha. Dẫu vậy, không những khó đạt được theo kế hoạch mà diện tích dứa còn đứng trước nguy cơ giảm mạnh, có thể chỉ còn khoảng 1.000 ha trong năm nay bởi người dân không mặn mà.

Theo ông Nguyễn Văn Mão, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Lầu, giá dứa bắt đầu giảm thấp từ cuối năm 2021, nhiều hộ dân bị lỗ nhưng vẫn kiên trì, đặt hy vọng vào cây trồng này. Tuy nhiên, đây đã là vụ thứ 3 giá bán dứa đạt thấp, nhiều hộ dân đã bắt đầu chuyển đổi diện tích trồng dứa sang trồng chè, trồng rừng.

Dứa tại huyện Mường Khương nói chung và xã Bản Lầu nói riêng đang được các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thu mua. Hầu hết các đầu mối thu mua với mức giá 3.700 đồng/kg. Có những đầu mối do chưa được doanh nghiệp “chốt đơn” đặt hàng nên đang tạm dừng việc thu mua dứa.

Nông dân "thủ phủ" dứa như "ngồi trên đống lửa" ảnh 5

Nhà máy Chế biến rau quả xuất khẩu Mường Khương (Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu) là một trong những đầu mối tiêu thụ dứa lớn trên địa bàn huyện. Mỗi ngày nhà máy đang thu mua và sản xuất khoảng 35 - 40 tấn dứa cho người dân toàn tỉnh. Giá thu mua dứa tại nhà máy hiện được điều chỉnh theo ngày, trung bình 4.000 đồng/kg.

Theo ông Hoàng Phú Cường, Quản lý các hoạt động của Nhà máy Chế biến rau quả xuất khẩu Mường Khương, giá dứa hiện nay đạt thấp do chịu ảnh hưởng chung của giá dứa trong khu vực Đông Nam Á. Giá dứa hiện được điều chỉnh bởi Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Trong đó, nguyên nhân khiến giá dứa xuống thấp là giá dứa tại Thái Lan - đất nước chiếm thị phần dứa xuất khẩu lớn nhất trong khu vực đang rất thấp kéo theo giá dứa tại các thị trường dứa trong khu vực giảm theo để cạnh tranh. 

Nông dân "thủ phủ" dứa như "ngồi trên đống lửa" ảnh 6
Dứa Mường Khương được chế biến, đóng hộp để xuất khẩu.

Dứa Mường Khương đang vào chính vụ thu hoạch. Hiện nay còn khoảng 60% tổng sản lượng dứa đang nằm trên nương, người dân thì thấp thỏm lo âu như “ngồi trên đống lửa” vì giá bán có xu hướng giảm tiếp. Đã là vụ thứ 3 báo lỗ, cây trồng từng nuôi bao hy vọng làm giàu giờ rơi vào tình trạng “bỏ thì thương mà vương thì tội”. Người dân vùng dứa đang có tâm lý giảm dần diện tích, trồng giữ giống, chờ đợi kinh tế dần phục hồi, cây dứa lấy lại vị thế hoàng kim như trước đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

fb yt zl tw