Cô giáo không mơ ước cao xa, chỉ mong học trò tiến bộ từng ngày

Cõng một học sinh bị ngã gãy chân trên lưng đi hết đoạn đường rừng để về nhà, hình ảnh cô giáo Hạng Thị Séng (phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa) đã ghi đậm dấu ấn trong lòng học sinh người Mông ở vùng cao.

Sinh năm 1996 tại mảnh đất Sa Pa, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm, cô đã trở về quê hương để dạy học. Đến nay đã trải qua 4 năm công tác, dạy dỗ các em học sinh người Mông, cô đã gắn bó thân thiết với núi rừng và "đàn con" của mình.

Cô Séng cho biết, học sinh của cô 100% là đồng bào dân tộc Mông. Các em hạn chế nhiều về ngôn ngữ và giao tiếp nên kĩ năng sống còn nhiều hạn chế.  Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình nhiều em còn rất khó khăn. Bố mẹ các em chủ yếu làm nông, công việc bận rộn, ít có thời gian quan tâm, giúp đỡ các em trong việc học hành của các em.

Bởi vậy, là một cô giáo cũng là người dân tộc thiểu số, trong quá trình dạy học, cô luôn cố gắng truyền đạt kiến thức, kĩ năng cho các em một cách dễ hiểu nhất. Cô không mơ ước gì cao xa, chỉ mong các em tiến bộ từng ngày.

 Cô giáo không mơ ước cao xa, chỉ mong học trò tiến bộ từng ngày ảnh 1

Cô giáo Hạng Thị Séng và học sinh.

Truyền đạt kiến thức là công việc, cũng là trách nhiệm của cô, nhưng quan tâm đến cái ăn, cái mặc và tâm tư tình cảm của các em lại là tình yêu thương mà cô trao đi. Cô đã nhiều lần kêu gọi sự chung tay ủng hộ của cộng đồng để các em có bánh kẹo trung thu, có hộp quà khi tết đến, rồi bữa cơm trưa bán trú có thêm gói mỳ tôm làm canh. Không chỉ có vậy, trong thời tiết vùng cao khắc nghiệt, cô luôn quan tâm đến sức khỏe của các em. Cụ thể như, vào những ngày mùa đông, cô Séng và đồng nghiệp luôn chuẩn bị một chậu than củi cho học sinh được sưởi ấm.

Nhớ lại kỷ niệm năm ấy, cô kể: Năm công tác thứ hai, lớp tôi chủ nhiệm có một em bị ngã gãy chân. Những ngày đầu, bố mẹ em chia nhau ra đón nhưng những ngày về sau bố mẹ bận trồng ngô nên không đón em được. Buổi chiều, em cứ đợi bố mẹ đến đón nhưng không ai đến. Tôi gọi điện trao đổi thì phụ huynh không đón được nên tôi đã đưa em về tận nhà. Con đường về nhà của em chỉ đi được một đoạn xe, còn lại hai cô trò tự đi bộ về. Em đau chân nên không đi được, tôi cõng em trên lưng vừa thương, vừa khâm phục ý chí đi học của em.

Thế nhưng qua câu chuyện cô kể, ai cũng thấy sự tận tụy của cô đối với học sinh. Không biết bao buổi cô thay cha mẹ em, cõng em về nhà, đó là tấm lòng mà không có "nhiệm vụ" hay "trách nhiệm" nào có thể "gánh" được.

Cô cũng trăn trở, do kinh tế eo hẹp, điều kiện miền núi khó khăn, các em rất cần sự hỗ trợ, chung tay góp sức của xã hội và cộng đồng. Các em cần được hỗ trợ về quần áo ấm, ủng, tất, sữa, cặp lồng cơm giữ nhiệt để ủ ấm cơm đến trưa cho các em... để các em có thể đủ ấm đến trường trong mỗi đợt mùa đông giá rét về.

Nhà cô Séng cách trường khoảng 3km, nên các buổi chiều sau khi học sinh nghỉ, cô lại tranh thủ nán lại dọn dẹp, vệ sinh lớp, để sáng hôm sau khi các em đến trường thì lớp đã sạch sẽ, tinh tươm. Đó là bởi cô thương học sinh người Mông mỗi chiều về muộn, hôm sau khi trời còn sớm tinh sương đã phải đến trường, trong đó có nhiều em còn phải làm rẫy, trông em nhỏ, rất vất vả.

Cô Séng khiêm tốn cho rằng mình vẫn còn hạn chế nhiều về năng lực, chuyên môn, cần phải học hỏi, nỗ lực hơn từ thế hệ những giáo viên đi trước. Bởi ở nơi đây, các thầy cô giáo không chỉ dạy các em biết chữ, dạy các em kiến thức mà còn dạy các em kỹ năng sống, để khi ra khỏi vùng cao, các em khỏi bỡ ngỡ.

Bằng cả tình thương yêu, lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm với các em học sinh, cô giáo trẻ Hạng Thị Séng đã luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp gieo con chữ nơi vùng cao xa xôi. Từ những khó khăn đã tạo nên một nhà giáo tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh như con. Tấm lòng luôn tận tụy yêu thương học sinh hết mực của cô Hạng Thị Séng sẽ là nguồn động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ, giúp các em tự tin, vững bước trên con đường tương lai.

Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng nỗ lực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Bảo Thắng nỗ lực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Mỗi năm, huyện Bảo Thắng có khoảng 1.200 người bước vào độ tuổi lao động. Lực lượng lao động trẻ là lợi thế nhưng cũng tạo ra sức ép cho địa phương trong vấn đề giải quyết việc làm. Do đó, Bảo Thắng xác định đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn, định hướng cho người dân đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề việc làm.

Vẫn lo bạo lực học đường

Vẫn lo bạo lực học đường

Trong tuần qua, hai vụ học sinh đánh nhau liên tiếp được đăng tải trên mạng xã hội. Câu chuyện không mới nhưng lại thêm báo động về thực trạng này. Làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường và tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh?

Vùng cao Lào Cai chuẩn bị đón rét đậm, rét hại

Vùng cao Lào Cai chuẩn bị đón rét đậm, rét hại

Hiện bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Thời tiết các khu vực trong tỉnh nhiều mây, không mưa, sáng có nơi có sương mù nhẹ. Nhiệt độ lúc 7 giờ hôm nay (18/3) ghi nhận: Vùng thấp phổ biến khoảng 23,4 - 23,9oC; vùng cao và núi cao dao động khoảng 15,8 - 18oC.

Không để xảy ra kết hôn cận huyết thống

Không để xảy ra kết hôn cận huyết thống

Đó là một trong những mục tiêu mà UBND tỉnh đề ra trong Kế hoạch 165/KH-UBND ngày 14/3/2024 về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

Đại ngàn Y T‎ý bung nở ngàn hoa

Đại ngàn Y T‎ý bung nở ngàn hoa

Sau giấc ngủ đông dài, đại ngàn Y Tý (huyện Bát Xát) và các xã lân cận đang bung nở muôn nghìn sắc hoa. Những cây lê, sơn tra, mận trồng trong vườn nhà hay mọc hoang dại trong rừng thẳm, bên đường xa đang độ rực rỡ nhất năm, tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Tìm kiếm 6 "đại sứ tin học văn phòng" Việt Nam tranh tài tại Hoa Kỳ

Tìm kiếm 6 "đại sứ tin học văn phòng" Việt Nam tranh tài tại Hoa Kỳ

Sáng 17/3, lễ khai mạc Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới (MOS World Championship) - Viettel 2024 đã diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội). Ngay sau buổi lễ, các thí sinh ở cả ba miền tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã đồng loạt bước vào vòng loại quốc gia của cuộc thi. 

Giải đáp nhiều vấn đề nóng trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2024

Giải đáp nhiều vấn đề nóng trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2024

Ngày 17/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), báo Tuổi Trẻ và Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2024 với gần 280 gian tư vấn đến từ các trường cao đẳng, đại học.

Tai nạn do sử dụng thiết bị điện tử không đúng cách

Tai nạn do sử dụng thiết bị điện tử không đúng cách

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận cấp cứu cho nhiều nạn nhân với những chấn thương nghiêm trọng như: Bỏng, dập nát bàn tay, thậm chí mù mắt… Nguyên nhân của những chấn thương đó là do thiết bị điện tử (máy tính xách tay, điện thoại di động) phát nổ khi đang sử dụng. Các trường hợp gặp nạn đều vào lúc vừa sử dụng thiết bị điện tử vừa cắm sạc pin.

fb yt zl tw