Thị xã Sa Pa:

Đảm bảo an toàn cho học sinh bán trú

Năm học mới 2022 - 2023 đã được hơn 2 tháng, ngoài công tác chuyên môn, thời gian qua, ngành giáo dục thị xã Sa Pa chú trọng sắp xếp nơi ăn, ở cho học sinh bán trú, đảm bảo an toàn cho học sinh khi học tập, sinh hoạt tại trường.

 Để trường học là nơi an toàn

Khác với năm học trước, năm học này, em Hạng Thị Say, lớp 3A3, Trường Tiểu học phường Hàm Rồng không học ở điểm trường Suối Hồ 1 mà được về trường chính học tập, ở bán trú tại trường. Học lớp 3, lần đầu tiên xa nhà, ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ với cuộc sống mới ở khu bán trú nhưng đến nay Say đã dần quen nền nếp sinh hoạt ở đây. 5 giờ sáng, Say dậy tập thể dục cùng các anh, chị lớp trên, sau đó vệ sinh cá nhân, ăn sáng và lên lớp học đúng giờ. Buổi chiều, sau khi ăn cơm, tầm 7 giờ tối, em lại tự giác lên lớp ngồi học bài như các bạn trong lớp.

Đảm bảo an toàn cho học sinh bán trú ảnh 1
Giáo viên Trường Tiểu học Hàm Rồng hướng dẫn học sinh bán trú sử dụng thiết bị điện an toàn.

Say nói: “Ở khu bán trú, em nghe lời các thầy cô giáo dạy, sau giờ học chỉ ở trong trường, không tự ý ra ngoài, không nghe theo hoặc đi theo người lạ, không trèo cây cao hoặc trèo lan can cao nguy hiểm. Trong phòng bán trú, em không sờ vào các ổ điện vì dễ bị điện giật”.

Cô giáo Trần Thị Mai Xuân, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học phường Hàm Rồng cho biết: Năm học 2022 - 2023, trường có 21 lớp với 477 học sinh, trong đó có 112 học sinh bán trú. Nét mới là 100% học sinh lớp 3 được đưa về trường chính giúp các em có môi trường học tập tốt hơn. Khó khăn của trường là hiện nay chỉ có 5 phòng ở bán trú và các thầy cô giáo đang phải cải tạo một nhà kho nhỏ để tạo thêm phòng ở cho các em, đỡ chật chội.

Đảm bảo an toàn cho học sinh bán trú ảnh 2

Điều nhà trường rất chú trọng là đảm bảo an toàn cho học sinh, nhất là học sinh bán trú. Mỗi ca trực bán trú luôn có 4 thầy cô giáo và 1 nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ. Học sinh được học nhiều kỹ năng về vệ sinh cá nhân, chăm sóc, bảo vệ bản thân, những hiểu biết cơ bản để tham gia giao thông an toàn, nhận diện hoặc sử dụng các đồ dùng, thiết bị điện an toàn… Cùng với đó, nhà trường thường xuyên rà soát cơ sở vật chất để phát hiện hư hỏng, những tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn với học sinh để khắc phục kịp thời. Nhiều năm qua, tại trường chưa xảy ra sự cố ảnh hưởng tới an toàn của học sinh.

Khó khăn của Trường PTDT bán trú THCS Trung Chải

Không giống Trường Tiểu học phường Hàm Rồng nằm giữa bản làng, Trường PTDT bán trú THCS Trung Chải lại nằm sát Quốc lộ 4D - đoạn cửa ngõ vào thị xã Sa Pa, nơi có các phương tiện giao thông qua lại từng phút, từng giờ với mật độ cao. Đặc biệt, vị trí của trường và khu phòng ở bán trú học sinh nằm ngay dưới một khúc “cua tay áo” trên Quốc lộ 4D nên luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Đảm bảo an toàn cho học sinh bán trú ảnh 3

Thầy giáo Nguyễn Quốc Chính, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường có 461 học sinh, 251 em trong số đó ở bán trú. Việc quản lý học sinh nói chung và quản lý học sinh bán trú nói riêng luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Nhà trường quan tâm tuyên truyền, nhắc nhở học sinh tham gia giao thông an toàn và nghiêm cấm đi xe máy tới trường.

Trong công tác quản lý học sinh bán trú, khó khăn của trường là khu vực phía sau chưa được xây tường bao, phía trước nhiều đoạn rào sắt bị hỏng đã được thầy cô gia cố nhưng chỉ là tạm thời. Hiện nay, trường lắp 6 mắt camera ở các vị trí quan trọng như cổng trường, khu phòng ở bán trú, bếp ăn bán trú, chân cầu thang… để dễ nắm bắt hoạt động của học sinh. Mỗi ca trực bán trú luôn có 5 thầy cô giáo cùng 1 nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ, đồng thời trên bảng có ghi số điện thoại của các đồng chí công an xã trực ban để khi có sự cố sẽ liên lạc với lực lượng công an nhanh nhất.

Đảm bảo an toàn cho học sinh bán trú ảnh 4

Nhiều năm qua, học sinh Trường PTDT bán trú THCS Trung Chải luôn được an toàn khi tham gia giao thông, không có học sinh mắc tệ nạn xã hội nhưng thầy cô giáo vẫn còn nhiều trăn trở. Như trăn trở về ảnh hưởng của tình trạng tảo hôn làm giảm số lượng học sinh. Ngay trong đầu năm học này, trường vẫn còn 14 học sinh chưa ra lớp, trong đó có 8 học sinh nữ bỏ học do tảo hôn, 6 học sinh khác bỏ học do theo bố mẹ đi làm ăn xa. Nhà trường đã tìm mọi cách vận động các em đi học lại nhưng “lực bất tòng tâm”.

Tiếp tục triển khai nhiều giải pháp

Nhiều trường học khác trên địa bàn thị xã Sa Pa đều gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh đầu năm học mới, đặc biệt là những trường có học sinh bán trú.

Ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa cho biết: Trong năm học này, thị xã có 61 trường học, 802 lớp với 21.560 học sinh từ mầm non tới THCS, trong đó có 4.568 học sinh bán trú. Ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa đưa ra 3 nhiệm vụ trọng tâm để tập trung thực hiện, trong đó đảm bảo an toàn cho học sinh là nhiệm vụ được quan tâm thường xuyên.

Đảm bảo an toàn cho học sinh bán trú ảnh 5
Các trường học trên địa bàn thị xã Sa Pa phấn đấu xây dựng trường học hạnh phúc, tạo môi trường an toàn, thân thiện với học sinh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND thị xã Sa Pa đầu tư từ ngân sách khoảng 40 tỷ đồng để xây mới, sửa chữa, nâng cấp nhiều hạng mục tại các trường học. Nhờ đó, thị xã đã đưa 100% học sinh lớp 3 từ các điểm trường lẻ về trường chính học tập, cơ bản đáp ứng về phòng ở cho học sinh bán trú. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng phân công một đồng chí Phó Trưởng phòng phụ trách về mảng an toàn trường học để thường xuyên chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Đối với các trường học, ngay từ đầu năm học đã tổ chức họp phụ huynh, đối thoại với Nhân dân để cùng trao đổi, thống nhất các giải pháp góp phần xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh. Đặc biệt, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với chính quyền địa phương bàn giải pháp vận động học sinh chưa ra lớp sớm trở lại trường học và ngăn chặn tình trạng tảo hôn ở học sinh.

Ông Nguyễn Trường Chinh cho biết thêm: Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa cũng quán triệt tất cả các trường học trên địa bàn quan tâm tới việc tuyển dụng hợp đồng nhân viên bảo vệ trường học, lựa chọn nhân viên bảo vệ là người địa phương, nhà ở gần trường, có nhân thân, đạo đức tốt, trách nhiệm cao để giữ gìn tài sản, bảo vệ an toàn cho học sinh. Phòng cũng yêu cầu các trường coi trọng rèn kỹ năng cho học sinh về bảo vệ, chăm sóc bản thân, nhất là các em lớp 3 mới ở bán trú năm đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trang bị kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho học sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Trang bị kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho học sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024 là năm cuối ngành Giáo dục thực hiện dạy học và thi theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Hiện nay, các trường trung học phổ thông (THPT) trên cả nước vừa triển khai dạy theo khung kế hoạch thời gian năm học, vừa ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT.

Góc nhỏ từ tâm

Góc nhỏ từ tâm

Đam mê công việc làm tóc và mong muốn dùng chút công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn, Đại Hải đã quyết định mở một tiệm cắt tóc mang tên Góc nhỏ từ tâm.

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch dùng trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch dùng trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chiều 27/3, tại Sở Y tế Lào Cai, Ban soạn thảo xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đã có buổi hội thảo với Cục Quản lý môi trường Y tế, Viện Sức khỏe nghề nghiệp (Bộ Y tế) và một số sở, ngành của tỉnh Lào Cai, để thống nhất một số nội dung trong xây dựng quy chuẩn.

Cô giáo tiểu học tích cực đổi mới, sáng tạo

Cô giáo tiểu học tích cực đổi mới, sáng tạo

Không chỉ yêu nghề, mến trẻ, cô giáo Phạm Thị Hiệp, giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Lào Cai còn luôn đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Từ đó khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích học tập cũng như sự chủ động khám phá tri thức nơi học trò.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Dông lốc gây một số thiệt hại tại huyện Si Ma Cai

Sáng 27/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn huyện Si Ma Cai xảy ra dông, lốc kèm theo mưa đá, riêng khu vực cụm xã Thào Chư Phìn và thị trấn Si Ma Cai có mưa to đến rất to khiến một số nhà dân, cây hoa màu bị hư hỏng, ngập úng và gãy đổ.

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Trường Sĩ quan Công binh tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự tại huyện Mường Khương

Ngày 27/3, Trường Sĩ quan Công binh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mường Khương tổ chức tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh quân sự năm 2024 cho học sinh khối lớp 12 tại Trường Trung học phổ thông số 1 và Trường Trung học phổ thông số 2 huyện Mường Khương.

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi

Theo giới thiệu của Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng), chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình chị Hoàng Thị Hồng (dân tộc Giáy, sinh năm 1982), là hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Múc. Chị Hồng là phụ nữ đảm đang, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Khởi động sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ

Một sáng kiến tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đã chính thức khởi động. Trong vòng 4 năm, chương trình hướng tới tiếp cận 2 triệu doanh nhân tại Việt Nam thông qua các chiến dịch, đồng thời trực tiếp hỗ trợ hơn 90.000 doanh nhân - đa số là phụ nữ - phát triển doanh nghiệp và tăng cường tiềm năng kinh tế.

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Lòng tham và ma lực của đồng tiền

Gần đây có không ít cán bộ, đảng viên bị bắt giam vì tội nhận hối lộ. Thật đáng tiếc, không hiểu do ma lực của đồng tiền hay lòng tham đã khiến một số "quan chức" phải ngã ngựa (!?)

fb yt zl tw