Mái nhà cho dân là mái ấm của lòng dân

Chưa bao giờ một chương trình an sinh lại mang trong mình tinh thần chính trị – xã hội sâu sắc đến thế, như chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc đang chuẩn bị hoàn thành.

Thủ tướng tham gia khởi công xây nhà mới cho một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Thủ tướng tham gia khởi công xây nhà mới cho một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã tạo ra nhiều kỳ tích. Nhưng giữa bức tranh kinh tế – xã hội đang chuyển màu tươi sáng, vẫn còn gần 274.000 hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách vẫn phải sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát, theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đầu năm 2024.

Mái nhà không chỉ là chỗ trú mưa, tránh nắng. Đó là không gian khởi sinh nhân phẩm, nơi ủ ấm niềm tin, chắt chiu hy vọng.

XÓA NHÀ DỘT NÁT – TƯ DUY CHÍNH TRỊ VÀ LƯƠNG TRI CỦA MỘT NHÀ NƯỚC VÌ DÂN

Từ góc nhìn chính trị, xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chương trình có tính chất vừa biểu tượng, vừa hành động. Nó là hiện thân cụ thể nhất của tư tưởng "không để ai bị bỏ lại phía sau", là sự cụ thể hóa tinh thần "phát triển bao trùm" mà Đảng và Nhà nước kiên định theo đuổi.

Chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ tạo dựng chỗ ở an toàn, mà còn khôi phục niềm tin vào công bằng xã hội.

Trong phiên họp toàn quốc gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã xác định mốc thời gian cụ thể cho toàn quốc hoàn thành chương trình xóa nhà tạm:

Trước 27/7/2025: hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho tất cả gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công.

Trước 31/8/2025: hoàn thành 100% số nhà tạm, nhà dột nát còn lại trên phạm vi cả nước, đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh.

Đây là lần đầu tiên một mốc thời gian cụ thể, có tính hiệu triệu quốc gia, được đặt ra cho một chính sách an sinh. Điều đáng chú ý là mục tiêu ban đầu là đến năm 2030, nhưng nay đã được rút ngắn 5 năm, thể hiện quyết tâm cao độ và tinh thần "làm ngay việc cần làm, không để chậm trễ thêm một ngày nào nữa".

Tính đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã xây mới được 264.522 căn nhà (đạt 95,3%), trong đó 229.328 căn đã hoàn thiện và 35.194 căn đang thi công. Bình quân, mỗi địa phương cần hoàn thiện 26 căn/ngày để về đích đúng hẹn. Đã có 19/34 tỉnh trọng điểm hoàn thành sớm kế hoạch, thể hiện sự vào cuộc rất trách nhiệm và hiệu quả.

Chương trình không chỉ dừng ở nguồn lực ngân sách. Tổng số tiền huy động đã vượt 17.800 tỷ đồng, bao gồm ngân sách Trung ương, địa phương và xã hội hóa. Hơn 113.000 lượt người đã trực tiếp tham gia xây dựng, đóng góp trên 1 triệu ngày công, từ chiến sĩ quân đội, công an đến đoàn viên, công nhân, người dân địa phương.

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHÍNH PHỦ: KIÊN TRÌ VÀ QUYẾT LIỆT

Không ồn ào tuyên bố, nhưng kiên định trong từng hành động, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp đến thăm nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa – nơi căn nhà đàng hoàng vẫn còn là ước mơ xa xỉ. Trong các phiên họp Chính phủ và làm việc với từng địa phương, ông đều nhấn mạnh đây là mệnh lệnh từ trái tim, là thước đo về trách nhiệm và đạo lý trong quản trị quốc gia.

Tính đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã xây mới được 264.522 căn nhà (đạt 95,3%).
Tính đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã xây mới được 264.522 căn nhà (đạt 95,3%).

Điều đáng trân trọng là Thủ tướng đã không dừng ở chỉ đạo, mà trực tiếp thiết kế lại cách triển khai, huy động lực lượng công an, quân đội, điều tiết nguồn lực xã hội hóa, và đặc biệt yêu cầu các địa phương tiết kiệm 5% chi thường xuyên để dành cho chương trình.

Những nỗ lực nói trên không phải để nhận về lời khen, mà để nhận về những mái nhà thực sự cho người nghèo. Và từ đó, nhận về lòng tin bền vững của nhân dân cho Đảng và Nhà nước.

NHỮNG MÁI NHÀ MỚI – BIỂU TƯỢNG CỦA NIỀM TIN MỚI

Một bà mẹ liệt sĩ ở Nghệ An nói trong lễ bàn giao căn nhà mới: "Tôi sống gần hết đời người rồi, nhưng đây là lần đầu tiên có một mái nhà tử tế. Không phải mơ nữa."

Một bé gái dân tộc Mông ở Hà Giang, khi bước vào căn nhà vừa xây xong, đã òa khóc vì có "phòng riêng" để học bài, điều tưởng chừng quá xa vời.

Mỗi mái nhà được xây lên, là một mảnh đời được tái thiết. Nhưng lớn hơn cả, đó là một mắt xích được hàn lại trong mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân – một mối quan hệ đang được phục hồi bằng những hành động cụ thể và tình cảm chân thành.

GÓI TRỌN NIỀM TIN TRONG MỘT MÁI NHÀ – MỘT SỨ MỆNH CỦA TOÀN DÂN TỘC

Xóa nhà tạm, nhà dột nát không còn là một chính sách đơn thuần mà là một chiến dịch đồng hành, một hành động hàn gắn, một lời hiệu triệu toàn dân.

Đây không phải việc của riêng Chính phủ. Đây là sứ mệnh của toàn xã hội: mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức, mỗi người dân – ai có công góp công, ai có của góp của, ai có lòng góp lòng, ai có gì góp nấy. Không có đóng góp nào là nhỏ, nếu xuất phát từ trái tim.

Và rồi đến ngày 2/9/2025, khi cả dân tộc mừng 80 năm độc lập, chúng ta sẽ không chỉ nhìn thấy quốc kỳ tung bay, mà còn thấy hàng trăm ngàn ngôi nhà mới khang trang trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đó là những mái nhà của lòng dân, được dựng lên bằng niềm tin, sự đồng lòng và khát vọng không để ai bị bỏ lại phía sau.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

Nắng nóng gia tăng ở miền Bắc

Nắng nóng gia tăng ở miền Bắc

Từ ngày 15/7, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp phía tây gây nắng nóng diện rộng. Hà Nội đầu tuần 26-34 độ C, đến giữa tuần tăng lên 28-37 độ.

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó phần lớn bệnh nhân đến viện quá muộn, vượt qua “giờ vàng” - thời gian tối ưu để can thiệp cứu sống và hạn chế di chứng.

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins huấn luyện robot thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật trên bệnh nhân thật với độ thành thạo sánh ngang chuyên gia.

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Đã đến lúc cần phải có một bộ công cụ để kiểm chứng và giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng đối với các sản phẩm "nhà làm" khi lưu hành trên thị trường, bởi một chữ tín là chưa đủ.

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định thu hồi giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe với 17 sản phẩm. Đây là đợt hủy giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy mô lớn, cho thấy quyết tâm siết chặt quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng.

Cảnh sát giao thông giúp dân giữa dòng nước lũ

Lào Cai: Cảnh sát giao thông giúp dân giữa dòng nước lũ

Trong quá trình làm nhiệm vụ tại xã Trịnh Tường, Đội Cảnh sát giao thông số 5, tổ tuần tra kiểm soát số 1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lào Cai đã có hành động dũng cảm, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua cây cầu bị nước lũ dâng cao.

fb yt zl tw