Hà Nội xuất hiện biến thể BA.5, gia tăng ca Covid-19 nặng

Theo số liệu của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cập nhật đến ngày 2/7, Hà Nội hiện có 81 bệnh nhânCovid-19 đang điều trị tại bệnh viện. Mỗi ngày thành phố cũng ghi nhận trung bình 180 bệnh nhân Covid-19.

Vài tuần trở lại đây, số ca Covid-19 nặng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận có xu hướng gia tăng.

Hiện tại Bệnh viện có 2 khoa tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 là khoa Virus - Ký sinh trùng và khoa Hồi sức tích cực. Trong đó, khoa Hồi sức tích cực chuyên tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 nặng.

Theo BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, thời gian gần đây, số bệnh nhân Covid-19 nặng phải chuyển lên khoa Hồi sức tích cực có xu hướng gia tăng. Tháng trước mỗi ngày khoa tiếp nhận 1 - 2 ca nặng nhưng hiện giờ con số này lên đến 4 - 5 trường hợp.

"Hiện tại chúng tôi đang điều trị cho 18 bệnh nhân Covid-19, đều là các trường hợp nặng, nguy kịch. Trong đó, hiện có 10 bệnh nhân phải can thiệp thở máy", BS Phúc cho hay.

Hầu hết các bệnh nhân đều là người cao tuổi, người có bệnh nền như: suy gan, HIV, có tiền sử ghép tạng.

Lý giải về việc ca Covid-19 gia tăng, theo BS Phúc, trước hết là do dịch Covid-19 đã hạ nhiệt, nên nhiều cơ sở điều trị Covid-19 đã đóng cửa dẫn đến việc bệnh nhân dồn về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Một nguyên nhân khác là các bệnh nhân này đã bị suy giảm khả năng miễn dịch trước Covid-19, do thời gian tiêm của mũi vaccine trước đã hơn 6 tháng. Những người này sẽ dễ mắc bệnh và khả năng diễn biến nặng cao hơn.

Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 cũng liên tục biến đổi hình thành các biến thể mới. Trong khi đó, khả năng phòng ngừa của vaccine với mỗi biến thể lại khác nhau. Khi mắc các biến thể mới, khả năng bảo vệ của vaccine có thể bị giảm xuống.

Hiện tại biến thể phụ của chủng Omicron BA.5 cũng đã xuất hiện tại Hà Nội. Biến thể phụ này được nhận định có thể có nguy cơ lấn át biến thể cũ.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương thông tin, theo giải mã trình tự gen của Bệnh viện Bạch Mai, Thủ đô đã xuất hiện chủng mới BA.5. Đây là biến chủng phụ của chủng Omicron, có khả năng lây nhiễm nhanh hơn BA.1 và BA.2.

Tại Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện tình trạng người dân "né" tiêm vaccine Covid-19 mũi nhắc lại. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo khả năng miễn dịch do vaccine cung cấp sẽ suy giảm theo thời gian. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như ngăn nguy cơ bùng dịch trở lại, người dân nên đảm bảo tiêm chủng đủ mũi nhắc lại, theo kế hoạch tiêm chủng của địa phương. Việc tiêm mũi nhắc lại đặc biệt quan trọng với những người thuộc diện nguy cơ chuyển biến nặng cao khi mắc Covid-19 như người già, người có bệnh nền…

PGS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ, các nghiên cứu tại Mỹ, Anh hay Israel cho thấy, việc tiêm vaccine nhắc lại mũi 4 đặc biệt có lợi cho người già, có bệnh nền, nguy cơ cao vì làm giảm nguy cơ nặng và tử vong. Ở người trẻ, tiêm thêm vaccine sẽ giúp kháng thể bền vững, khiến nguy cơ nhiễm bệnh ít đi. Và khi không nhiễm bệnh sẽ loại trừ được các tình trạng của hậu Covid-19.

Nguồn: Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

Hơn 2 nghìn người được khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm

Thành phố Lào Cai: Hơn 2 nghìn người được khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm

Sau 13 ngày triển khai chiến dịch khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Y tế thành phố đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai, trạm y tế các xã, phường khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm cho 2.584 người dân trên địa bàn, trong đó số người cao tuổi được khám là 1.588 người. 

Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Việc lạm dụng rượu, bia có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, hạnh phúc gia đình… Những hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia đã và đang được các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh.

fb yt zl tw