Indonesia cân nhắc đánh giá Covid-19 là căn bệnh đặc hữu vào tháng 8

Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan hôm qua (9/6) cho biết chính phủ sẽ theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trong 2 tháng tới trước khi quyết định coi Covid-19 là căn bệnh đặc hữu.

Phát biểu tại cuộc họp với Ủy ban Ngân sách Hạ viện (DPR), ông Binsar Pandjaitan kêu gọi người dân đoàn kết để đối phó với đại dịch vì đất nước không thể kéo dài tình trạng với các biện pháp hạn chế quá lâu.

Ông Pandjaitan cho biết đã thảo luận với Tổng thống Indonesia Joko Widodo về việc giám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong hai tháng tới trước khi thay đổi tình trạng đại dịch. Theo đó, nếu Covid-19 được kiểm soát thành công trong suốt tháng 6 và tháng 7, Indonesia có thể thông báo Covid-19 là căn bệnh đặc hữu trong Ngày Quốc khánh 17/8. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh người dân cần phải tuân thủ các kỷ luật về y tế, đặc biệt là về việc tham gia tiêm chủng.

Indonesia cân nhắc đánh giá Covid-19 là căn bệnh đặc hữu vào tháng 8 ảnh 1
Bộ trưởng Điều phối vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia phát biểu tại cuộc họp.

Trưởng nhóm đặc nhiệm của Hiệp hội Y tế Indonesia (IDI), Giáo sư Zubairi Djoerban cũng cho biết, dựa trên chỉ số dịch tễ học, dịch Covid-19 ở Indonesia đang bước vào giai đoạn căn bệnh đặc hữu vì tỷ lệ mắc mới ổn định, ở mức dưới 3%. Tỷ lệ giường bệnh và tỷ lệ tử vong cũng rất thấp. Ông cho rằng trong hơn hai năm qua, người dân đã quen với từ "đại dịch", và bây giờ họ cũng nên quen với các thuật ngữ "chuyển tiếp" và "căn bệnh đặc hữu".

Hiện có sự gia tăng các ca lây nhiễm gần đây tại Indonesia khi số ca mắc Covid-19 hàng ngày đạt 500 ca trong ba ngày liên tiếp. Tuy nhiên các chuyên gia y tế Indonesia cho rằng tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát, tỷ lệ thấp hơn tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Tỷ lệ này cũng thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng hay những nước trên thế giới đã tuyên bố Covid-19 là căn bệnh đặc hữu.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền và Thủ tướng đệ đơn từ chức

Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền Han Dong-hoon ngày 11/4 đã tuyên bố từ chức để chịu trách nhiệm về thất bại nặng nề của đảng PPP trong cuộc tổng tuyển cử trước đó một ngày. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cũng đệ đơn từ chức trong cuộc họp nội các sáng cùng ngày.

fb yt zl tw