Độc đáo trang phục người Mông trắng Bát Xát

LCĐT - Người Mông trắng trên địa bàn tỉnh sinh sống chủ yếu ở các xã Dền Thàng, Trung Lèng Hồ, Y Tý (Bát Xát). Cùng với nhiều nét văn hóa độc đáo, việc lưu giữ được trang phục truyền thống là điều tạo nên sự khác biệt của người Mông trắng với các dân tộc khác.

Phụ nữ người Mông trắng duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống.
Phụ nữ người Mông trắng duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống.

Cả nam và nữ người Mông trắng ở Y Tý đều có trang phục truyền thống, nhưng nam giới chỉ có 1 bộ áo cánh và quần đen đơn giản, còn trang phục của phụ nữ cầu kỳ, đặc biệt hơn.

Bà Thào Thị Say, dân tộc Mông trắng ở thôn Ngải Chồ, xã Y Tý cho biết: Bộ trang phục của phụ nữ Mông trắng ở Y Tý gồm áo cánh dài tay màu đen, cổ tròn, vạt chéo, đóng khuy ở cổ và bên sườn. Tay áo được may thêm tấm thêu thổ cẩm, hoa văn; quần ngắn đến bắp chân, xà cạp trơn màu đen; giữa eo quấn và thắt đai có hoa văn sặc sỡ (màu xanh lá hoặc xanh da trời), cùng 1 chiếc tạp dề và đầu quấn khăn. Chiếc tạp dề được thắt ngang bụng, với phần cạp là miếng thổ cẩm được thêu hoa văn, ở giữa là miếng vải hình chữ nhật màu xanh da trời. Cùng với chiếc đai quấn eo, tạp dề là phần nổi bật nhất trong trang phục của phụ nữ Mông trắng ở Y Tý.

Hoa văn truyền thống trên trang phục của người Mông trắng ở Y Tý được sáng tạo và lấy cảm hứng từ những vật dụng quen thuộc như lược chải tóc, lỗ của chiếc kim khâu, con ốc sên, bông hoa, hạt dưa… Kỹ thuật thêu của họ rất tinh xảo, bao gồm kỹ thuật thêu đáp vải hình xoắn ốc và thêu dấu nhân. Tuy các mẫu hoa văn truyền thống này luôn có tông màu trầm, không quá sặc sỡ với những mảng màu lớn, nhưng lại có sức lôi cuốn người nhìn bởi các nét thêu tinh xảo, cầu kỳ.

Người Mông trắng mặc trang phục truyền thống vào các dịp lễ, tết hoặc đám cưới, đám hỏi. Trong đời sống hiện nay, người Mông trắng thường mặc các bộ quần áo cách tân, hiện đại để tiện sinh hoạt và lao động.

Tuy nhiên, trang phục truyền thống của người Mông trắng ở mỗi nơi lại có sự khác biệt. Chị Sùng Thị Sua, dân tộc Mông trắng ở xã Dền Thàng cho biết: Tôi sinh ra và lớn lên ở Dền Thàng. Khi sang làm dâu ở xã Y Tý, tôi mới biết trang phục truyền thống của phụ nữ Mông trắng nơi đây có nhiều nét khác biệt so với ở Dền Thàng. Ví dụ như người Mông trắng ở Dền Thàng mặc váy xòe bên ngoài chứ không phải quần. Nhiều điểm ở áo và tạp dề cũng khác...

Phần tay áo được thêu thổ cẩm đẹp mắt.
Phần tay áo được thêu thổ cẩm đẹp mắt.

Bộ trang phục truyền thống của người Mông trắng đều do phụ nữ tự tay dệt vải, thêu và may cho cả gia đình. Ngày nay, họ không tự dệt vải nữa mà mua vải bán sẵn, sau đó thêu những miếng thổ cẩm để may thành bộ hoàn chỉnh.

Hiện cũng rất hiếm nơi bán sẵn bộ trang phục truyền thống của người Mông trắng nên hầu hết phụ nữ ở đây vẫn tự may, thêu quần áo cho mình và người thân.

Khi Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với các đơn vị hỗ trợ, người Mông trắng ở Y Tý đã được tham gia dự án phát triển hàng thủ công từ năm 2014 - 2016. Phụ nữ Mông nơi đây được tham gia các khóa tập huấn về kỹ năng thêu, hoàn thiện sản phẩm khâu tay, kỹ năng quản lý nhóm, kỹ năng tiếp thị sản phẩm... Người Mông trắng ở Y Tý đã khôi phục và tạo ra nhiều sản phẩm mới dựa trên hoa văn truyền thống và có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hằng ngày.

Theo ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bát Xát, việc bảo tồn trang phục các dân tộc trên địa bàn huyện Bát Xát nói chung và dân tộc Mông nói riêng đã được đưa vào Đề án “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc huyện Bát Xát giai đoạn 2020 - 2025”. Hằng năm, ngành văn hóa tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc tại từng khu vực nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện. Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc Mông được tổ chức tại các cụm xã có đồng bào Mông sinh sống. Thời gian tới, ngành văn hóa tiếp tục tham mưu với huyện, tỉnh có thêm nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ khôi phục, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa các dân tộc trên địa bàn, trong đó có việc bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Mông trắng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw