Cảnh báo đợt lây nhiễm mới do các biến thể phụ của Omicron

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Giới chức y tế và các nhà khoa học Nam Phi cảnh báo, Nam Phi có thể bước vào làn sóng dịch Covid-19 thứ năm sớm hơn dự kiến do các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron. Khả năng miễn dịch suy giảm từ các đợt dịch trước có thể khiến số ca nhiễm mới tăng nhanh hơn. Bộ Y tế Nam Phi cho biết, dù các trường hợp nhập viện đang tăng, song chưa có sự thay đổi đáng kể về số ca nhiễm triệu chứng nặng và số ca tử vong. Viện quốc gia về các bệnh truyền nhiễm Nam Phi nhận định, không có dấu hiệu nào cho thấy các biến thể BA.4 và BA.5 gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Cơ quan y tế bang New South Wales của Australia xác nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ BA.4 của Omicron, là một người từ Nam Phi trở về. Đại học Y tế cộng đồng và dược phẩm của Trường đại học New South Wales cho rằng, hàng nghìn người Australia có thể đã tái nhiễm sau khi các biến thể của vi-rút SARS-CoV-2 kết hợp với nhau; đồng thời cảnh báo sự xuất hiện của những biến thể phụ mới, khiến số ca nhiễm tăng tại Australia trong vài tháng tới.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thông báo phát hiện một biến thể phụ mới của biến thể Omicron ở một bệnh nhân tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Chính quyền thành phố Sendai cho biết, không phát hiện biến thể này ở những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Biến thể này là sự kết hợp giữa các biến thể phụ BA.1 và BA.2 của biến thể Omicron, nhưng lại khác với biến thể phụ XE. Hiện Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản đang nghiên cứu về biến thể phụ này.

Theo bài viết trên trang thinkglobalhealth.org, đại dịch Covid-19 gây thiệt hại kinh tế đáng kể với các thành viên ASEAN, nhưng cũng thúc đẩy ASEAN thay đổi cách tiếp cận đối với việc hội nhập kinh tế khu vực. Bài viết nhận định, đại dịch khiến các thành viên ASEAN phải nâng cao nhận thức về mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và hội nhập với y tế; đồng thời đẩy nhanh số hóa nền kinh tế toàn diện hơn. Bên cạnh đó, ASEAN cũng tập trung tăng cường tính bền vững và khả năng phục hồi trong các kế hoạch hội nhập kinh tế khu vực sau đại dịch.

Số liệu mới công bố của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy, tuổi thọ trung bình của người châu Âu năm 2020 là 80,4 tuổi, giảm 0,9 năm so với năm 2019, trong đó sự sụt giảm ở nam giới rõ rệt hơn ở nữ giới. Eurostat nhận định, sự suy giảm này có liên quan sự gia tăng đột biến về tỷ lệ tử vong do đại dịch Covid-19. Theo thống kê của Reuters, từ đầu đại dịch đến nay, châu Âu ghi nhận hơn 2,219 triệu ca tử vong do dịch Covid-19.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

fb yt zl tw