Công nghiệp Lào Cai khẳng định vai trò quan trọng

LCĐT - Cùng với những bước thăng trầm của lịch sử, ngành công nghiệp Lào Cai không ngừng trưởng thành, vững mạnh.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Lào Cai là tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp với nhiều ngành công nghiệp khác nhau, nổi bật là công nghiệp khai khoáng, thủy điện và hóa chất, phân bón, công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, công nghiệp Lào Cai chỉ thực sự hình thành và có bước phát triển khi có sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai (3/1947) và Ủy ban Hành chính tỉnh Lào Cai (11/1950). Qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều bước thăng trầm, công nghiệp Lào Cai luôn khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế.

Công nghiệp Lào Cai khẳng định vai trò quan trọng ảnh 1
Nhà máy tuyển đồng số 2 thuộc Dự án khai thác, mở rộng và nâng công suất khu mỏ - tuyển đồng Sin Quyền.

Giai đoạn 1951 - 1975 có nhiều dấu ấn lịch sử đấu tranh bảo vệ Đảng, chính quyền và Nhân dân của tỉnh Lào Cai cũng như của đất nước. Trong thời gian này, ngành công nghiệp Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc, có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn, mỏ apatit sau khi được đầu tư khôi phục đã không ngừng mở rộng sản xuất, nâng công suất, hiệu quả khai thác. Nhiều đoàn địa chất được điều lên khảo sát, thăm dò ở Lào Cai, nhiều điểm khoáng sản lần lượt được phát hiện, đánh thức tiềm năng công nghiệp khai khoáng. Nhà máy nhiệt điện Lào Cai được đầu tư xây dựng đã nhanh chóng hòa lưới điện, tạo nguồn năng lượng chính phục vụ phát triển kinh tế và đời sống người dân.

Giai đoạn 1976 - 1990, trong điều kiện khó khăn chung của cả nước và của địa phương, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Lào Cai vẫn phát huy truyền thống và có sự tăng trưởng cao, nhất là ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến thực phẩm. Sau khi kết thúc cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, hầu hết các cơ sở công nghiệp bị tàn phá. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, ngành công nghiệp đã khắc phục những khó khăn về nguồn nguyên - nhiên liệu, tiếp tục củng cố và duy trì các hoạt động sản xuất. Đặc biệt trước cơ chế quản lý mới của Nhà nước, ngành công nghiệp đã có sự điều chỉnh kịp thời, giúp các cơ sở công nghiệp trên địa bàn phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, giữ vững an ninh biên giới.

Giai đoạn 1991 - 2008, công nghiệp Lào Cai có bước phát triển cùng với công cuộc đổi mới, kiến thiết xây dựng tỉnh Lào Cai. Những năm đầu tái lập tỉnh, để khôi phục và phát triển công nghiệp, Lào Cai đã tập trung xây dựng các dự án theo định hướng của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X là “từng bước lập các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn ở những ngành then chốt như chế biến nông - lâm sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng”. Để thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh, ngành công nghiệp đã triển khai hiệu quả các đề án, quy hoạch, nhờ đó, nhiều dự án lớn đã được khởi công xây dựng, như Dự án tổ hợp đồng Sin Quyền, dự án mở rộng Nhà máy tuyển Apatit, Dự án khai thác quặng sắt Quý Xa,  xây dựng Nhà máy Gang thép Lào Cai, các nhà máy sản xuất hóa chất và phân bón. Các dự án đầu tư mở rộng các khu, cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải được triển khai thu hút các nhà đầu tư lớn. Ngành công nghiệp Lào Cai đã đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh.

Giai đoạn 2008 - 2021, mặc dù có nhiều khó khăn, song với những chủ trương, quan điểm, định hướng đúng, sát thực tiễn của tỉnh, công nghiệp Lào Cai tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từng bước khẳng định là trung tâm luyện kim, hóa chất, phân bón của vùng và của cả nước. Cơ cấu nội ngành phát triển theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác. Các dự án chế biến sâu khoáng sản được ưu tiên đầu tư, nhiều nhà máy đi vào hoạt động phát huy hiệu quả. Tiềm năng thủy điện được khai thác hợp lý.

Ưu tiên chế biến sâu

Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai, công suất 20 nghìn tấn/năm, vốn đầu tư 3.900 tỷ đồng của TKV vừa được đưa vào hoạt động. Dự án sử dụng công nghệ luyện đồng tiên tiến, đồng bộ, bảo đảm yêu cầu cao về môi trường, nâng công suất luyện đồng từ 10 nghìn tấn lên 30 nghìn tấn đồng/năm thông qua việc xây dựng mới một dây chuyền luyện đồng công suất 20 nghìn tấn đồng ca-tốt, 84.500 tấn a-xít, 1.395 kg vàng và 616 kg bạc thỏi/năm.

Tại huyện vùng cao Mường Khương, dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến rau, quả xuất khẩu với tổng vốn đầu tư trên 31,77 tỷ đồng sau khi đi vào sản xuất đã góp phần giải quyết đầu ra bền vững, ổn định các nông sản thế mạnh của huyện Mường Khương và các địa phương lân cận; nâng cao thu nhập cho nông dân và gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Trong dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, Nhà máy sản xuất dây điện và cáp điện công nghệ cao tại xã Bản Qua sẽ được khởi công. Nguồn nguyên liệu sản xuất chính của nhà máy là đồng tấm kim loại của các nhà máy sản xuất, luyện đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai tinh luyện từ quặng đồng khai thác tại chỗ. Từ đó, góp phần hình thành chuỗi sản xuất công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Công nghiệp Lào Cai khẳng định vai trò quan trọng ảnh 2

Sản xuất phôi thép.

Tỉnh Lào Cai có hơn 7.000 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 189 doanh nghiệp công nghiệp, trong đó tập trung nhiều nhất trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản (60 doanh nghiệp, chiếm gần 31,7%). Có thể thấy, công nghiệp chế biến, trong đó chế biến khoáng sản là mũi nhọn luôn đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị lớn.

Các nhà máy chế biến khoáng sản, luyện kim, phân bón và hóa chất hầu hết tập trung tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng. Giai đoạn 2010 - 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của Khu Công nghiệp Tằng Loỏng tăng trưởng trung bình khoảng 15%/năm. Nhờ chế biến sâu mà giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Khu Công nghiệp Tằng Loỏng hoạt động ổn định, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp đã tăng từ 26,54% lên xấp xỉ 45% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hằng năm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 19.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 1.600 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 5.800 lao động với thu nhập bình quân 8,5 triệu đồng/người/tháng.

Đối mặt với những khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội đang có, trong giai đoạn tới, tỉnh Lào Cai đã đưa ra những định hướng phát triển công nghiệp, đặc biệt tập trung cho công nghiệp chủ đạo nhằm gia tăng giá trị sản xuất. Trong đó, đẩy mạnh khai thác và chế biến khoáng sản với công nghệ tiên tiến theo hướng tiết kiệm, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Chú trọng phát triển công nghiệp luyện kim, đưa các khoáng sản khai thác vào chế biến sâu, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế bán nguyên liệu thô. Tạo điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các dự án sản xuất kim loại, cơ khí, điện tử...

Khai thác hiệu quả công suất của các nhà máy sản xuất hiện có nhằm khai thác thế mạnh của tỉnh về nguyên liệu apatit, serpentin, đá vôi, đolomit... Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm trên cơ sở gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

fb yt zl tw