Mỹ và Nhật Bản chi hơn 3 tỷ USD cho dự án phát triển tên lửa mới

Kế hoạch phát triển tên lửa chung nói trên đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhất trí vào tháng 8/2023.

Tên lửa SM-3 được phóng thử nghiệm từ hệ thống Aegis trên tàu khu trục USS Decatur (DDG 73) của Mỹ.
Tên lửa SM-3 được phóng thử nghiệm từ hệ thống Aegis trên tàu khu trục USS Decatur (DDG 73) của Mỹ.

Ngày 2/5, một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết nước này và Nhật Bản ước tính tổng chi phí dự án phát triển loại tên lửa mới có khả năng đánh chặn vũ khí siêu vượt âm sẽ trên 3 tỷ USD.

Theo nguồn tin, trong tổng số tiền dành cho dự án này, Nhật Bản sẽ chi 1 tỷ USD.

Cả Mỹ và Nhật Bản đặt mục tiêu hoàn thành quá trình phát triển tên lửa vào những năm 2030.

Kế hoạch phát triển tên lửa chung nói trên đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhất trí vào tháng 8/2023.

Tên lửa mới này có khả năng đánh chặn các tên lửa siêu vượt âm đang lao tới trong giai đoạn lượn so với hệ thống phòng thủ thông thường được thiết kế để đánh chặn tên lửa ngay trước khi tiếp cận mục tiêu. Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ cùng phát triển tên lửa đánh chặn sau Tên lửa tiêu chuẩn - 3 Block 2A.

Tên lửa siêu vượt âm và phương tiện lượn có thể bay ở tốc độ lớn hơn Mach 5, gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Chúng cũng có khả năng cơ động và có thể thay đổi hướng bay trong hành trình, giúp chúng khó bị radar bắn hạ hoặc theo dõi hơn.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

fb yt zl tw