Gỡ nút thắt cho xuất - nhập khẩu qua đường sắt

LCĐT - Những năm qua, hoạt động xuất - nhập khẩu bằng đường sắt từ Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) phát triển mạnh, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Gỡ nút thắt cho xuất - nhập khẩu qua đường sắt ảnh 1
Hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa qua đường sắt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, hoạt động vận tải hàng hóa xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, đây lại là cơ hội để đường sắt khai thác thế mạnh của mình.

Chi cục Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Lào Cai tiếp tục phối hợp với Ga đường sắt Lào Cai tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu; giải quyết kịp thời các thủ tục hải quan trên hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS), thậm chí chủ động tìm khách hàng. Tính đến hết ngày 31/12/2021, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Ga đường sắt Quốc tế Lào Cai đạt hơn 453,4 triệu USD (tăng 53,2% so với cùng kỳ năm 2020); thu ngân sách nhà nước đạt trên 593 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu thu ngân sách được giao 13%.

Ông Quyền Sinh Từ, Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Lào Cai cho biết: Kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa tại Ga Lào Cai từ năm 2016 đến nay tăng theo từng năm và tương đối ổn định. Dù vậy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa qua đường sắt. Cụ thể, tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai đã được người Pháp xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XIX, là tuyến đường sắt quan trọng để vận chuyển hàng hóa, quặng từ phía Tây Nam Trung Quốc ra cảng biển Hải Phòng, dù đã được nâng cấp nhiều lần, nhưng vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Do “độ vênh” khổ đường sắt giữa Ga Lào Cai (Việt Nam) - Ga Hà Khẩu (Trung Quốc) nên ảnh hưởng lớn đến năng lực vận tải hàng hóa liên vận giữa Việt Nam - Trung Quốc.

Gỡ nút thắt cho xuất - nhập khẩu qua đường sắt ảnh 2
Cán bộ Chi cục Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Lào Cai khó khăn trong công tác kiểm soát hàng hóa do hạ tầng kỹ thuật lạc hậu.

Thực tế hiện nay, đường sắt Trung Quốc đã chuyển đổi sang khổ đường 1,435 m từ năm 2014. Điểm cuối của mạng đường khổ này là ga mới Hà Khẩu Bắc, chỉ còn vài tuyến ngắn có đấu nối khổ 1 m. Vì vậy, để tổ chức chạy tàu liên vận, đầu máy Việt Nam sẽ kéo tàu hàng từ ga Lào Cai qua ga Hà Khẩu sang ga Sơn Yêu để làm thủ tục giao nhận. Một cản trở lớn nữa khiến việc xuất - nhập khẩu hàng hóa bằng đường sắt từ Lào Cai sang Trung Quốc gặp khó khăn là các toa xe chở hàng của Việt Nam hiện đã quá cũ, thiết kế lạc hậu, nên hầu hết hàng hóa sau khi xuất cảnh phải dừng lại tại các ga Hà Khẩu, Sơn Yêu, Hà Khẩu Bắc để sang tải, thời gian chờ đợi bốc dỡ hàng hóa rất lâu, phát sinh thêm chi phí. Cùng với đó, hệ thống kho, bãi bảo quản hàng hóa (nhất là bảo quản hàng đông lạnh, nông sản), hệ thống đường bộ kết nối từ các tuyến quốc lộ, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Ga Lào Cai còn thiếu đồng bộ, nên chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ logistics đã cản trở việc vận chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu.

Để thúc đẩy xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Ga Lào Cai, vừa qua, Ban Quản lý dự án đường sắt đã trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đấu nối ray khổ 1,435 m giữa Ga Lào Cai đi Ga Hà Khẩu Bắc, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.206 tỷ đồng. Khi dự án hoàn thành sẽ giúp Việt Nam chủ động chuyển tải hàng hóa và hành khách tại Ga Lào Cai, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa xuất - nhập khẩu giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc, giảm chi phí vận tải đường sắt, thúc đẩy phát triển vận tải hàng hóa bằng đường sắt, tăng thêm thị phần vận tải đường sắt.

Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) cần tiếp tục đẩy mạnh trao đổi với chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) về các chủ trương, chính sách xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh và phương án tăng danh mục mặt hàng xuất - nhập khẩu bằng đường sắt, nhất là mặt hàng nông sản, góp phần nâng cao hiệu suất làm thủ tục thông quan hàng hóa tại Chi cục Hải quan Ga đường sắt Quốc tế Lào Cai.

Cùng với các giải pháp nêu trên, ngành hải quan cũng cần tăng cường cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động vận chuyển, xuất - nhập khẩu hàng hóa bằng đường sắt từ Lào Cai đi Hà Khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

fb yt zl tw