Nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA

Trả lời báo chí sau hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin đều khẳng định, hai nước nhất trí nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Việt Nam - Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Tổng thống Thụy Sĩ mong muốn ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam tương tự như Việt Nam đã ký với Liên minh châu Âu (EU). 

Nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA ảnh 1
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin đồng chủ trì họp báo. (Ảnh: TTXVN)

Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin khẳng định, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là dấu ấn phát triển mới trong quan hệ hai nước. Trong quan hệ của Thụy Sĩ với các nước ASEAN, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 sau Singapore và Thái Lan, đồng thời là nước ưu tiên trong chính sách hợp tác kinh tế của Thụy Sĩ. Mục tiêu chương trình hỗ trợ của Bộ Kinh tế Thụy Sĩ là giúp kinh tế Việt Nam phát triển bao trùm và bền vững hơn nữa.

“Chúng ta còn rất nhiều cơ hội và tiềm năng tăng trưởng ở cả hai phía. Nếu ký được một Hiệp định  thương mại tự do thì tiềm năng này chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả. Cuộc hội đàm hôm nay cũng thảo luận để thúc đẩy ký kết Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EFTA sớm nhất”, Tổng thống Guy Parmelin nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hai nhà lãnh đạo nhận thấy hợp tác hai nước tuy có sự phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hai nước, cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Chủ tịch nước nhấn mạnh hai bên ủng hộ mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư kinh doanh tại thị trường của nhau, nhất trí sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Việt Nam-EFTA.

“Chúng tôi nhất trí tăng cường hơn nữa trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, hướng tới thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác ưu tiên về đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các dự án nghiên cứu chung trong khuôn khổ nghị định thư giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Ủy ban Nhà nước về các vấn đề giáo dục, nghiên cứu đổi mới sáng tạo của Thụy Sĩ”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA -0

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Thụy Sĩ trả lời các câu hỏi của phóng viên. (Ảnh: TTXVN) 

Trả lời phỏng vấn báo chí về việc hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo giữa hai nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là một chiến lược của Việt Nam đến năm 2030 cùng với chuyển đổi nền kinh tế số. Vừa qua, WIPO đã xếp hạng Việt Nam tăng 15 bậc lên thứ 44/131 nền kinh tế. Thụy Sĩ là nước đứng hàng đầu về đổi mới sáng tạo. Chính vì vậy Việt Nam rất hoan nghênh việc hai nước, doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sĩ đã thống nhất nâng Ý định thư năm 2019 về đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ hai nước lên thành một Nghị định thư về đổi mới sáng tạo. Vì vậy Việt Nam hoan nghênh các công ty Thụy Sĩ hợp tác với Việt Nam về đổi mới sáng tạo và kinh tế số.

Về câu hỏi của phóng viên đối với việc thúc đẩy hợp tác thương mại hai nước, Tổng thống Thụy Sĩ cho biết mong muốn ký kết một Hiệp định FTA tương tự như Việt Nam đã ký với Liên minh châu Âu, qua đó sẽ loại bỏ các rào cản lưu thông hàng hóa hai nước. Ưu tiên nữa là xây dựng được một khuôn khổ pháp luật thuận lợi, thực thi hiệu quả sở hữu trí tuệ. Đây là các yếu tố sẽ thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư của Thụy Sĩ đầu tư vào Việt Nam. 

Đối với đàm phán EFTA và Việt Nam, Tổng thống Thụy Sĩ cho biết đã thống nhất với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ này cho các trưởng đoàn đàm phán của cả hai phía để thúc đẩy nhanh hơn.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Sông Chảy - 1 trong 3 dòng sông lớn của vùng Tây Bắc bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), dài hơn 300 km, trong đó phần lớn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai từ huyện Si Ma Cai đến Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên.

Tăng liên kết để thúc đẩy thương mại biên giới

Tăng liên kết để thúc đẩy thương mại biên giới

Với hơn 5.000 km đường biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, điều kiện chiến lược để kỳ vọng vươn lên trở thành trung tâm giao thương trong khu vực. Tuy nhiên, đến nay kết quả thương mại vẫn chưa được như mong đợi, các địa phương cho rằng, cần phải phát triển hạ tầng tạo sức bật xuất khẩu (XK) sang thị trường “láng giềng”.

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Những ngày này, gần một trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công cầu Phú Thịnh (TP Lào Cai) đang chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt vòm thép, phấn đấu hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

fb yt zl tw