Vùng chè cổ thụ trên dãy núi Lảo Thẩn

LCĐT - Nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển, với độ ẩm cao, quanh năm mây mù bao phủ, khu rừng nguyên sinh trên dãy núi Lảo Thẩn (Bát Xát) mang đậm vẻ hoang sơ với hệ động - thực vật phong phú, trong đó có vùng chè cổ thụ mang nguồn gen quý hiếm.

Ẩn mình trong rừng nguyên sinh thuộc địa giới hành chính 4 xã: Dền Thàng, Dền Sáng, Trịnh Tường, Cốc Mỳ, vùng chè búp đỏ và chè Shan tuyết cổ thụ có tuổi thọ vài trăm năm tuổi. Những cây chè nơi đây được phân bố rải rác dưới tán những cây rừng, diện tích khoảng 100 ha, nhiều cây cao vài chục mét, thân xù xì, rêu phong, cành lá sum suê.

Nhiều cây chè thân rêu phong to bằng cả một người ôm.
Nhiều cây chè thân rêu phong to bằng cả một người ôm.

Trải qua bao năm, cây chè vẫn tồn tại và gắn bó với những cánh rừng nguyên sinh như món quà quý của núi rừng dành tặng con người nơi đây. Những cây chè cổ thụ sống trên núi cao sinh trưởng tự nhiên, tự hấp thụ chất đất, khí trời, thấm hương rừng núi, trải qua năm tháng chắt chiu tinh túy trong từng búp chè non tơ, mỡ màng. Cây chè ở đây có chiều cao 5 - 20 m; thân cây to, phân nhiều cành lá, vươn ngang theo mặt đất, tán rộng vài mét. Rừng chè cổ thụ mọc xen kẽ với nhiều loại cây trồng khác, do chưa từng có tác động của con người nên rất khó phát hiện nếu đứng từ xa quan sát. Những thân chè to nhất bằng cả vòng tay 1 người ôm. Theo lời kể của người dân địa phương, không ai xác định được cây chè ở đây có từ bao giờ. Họ chỉ biết, từ bé đã nghe người cao tuổi nói trên núi có cây chè, khi lớn lên, tới đây đã thấy có nhiều cây chè to, cho đến bây giờ cũng không ai khai thác, thu hái. Người dân mong Nhà nước sẽ đầu tư, bảo tồn diện tích chè này để mở hướng phát triển kinh tế.

Thổ nhưỡng cùng với khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ đã sản sinh ra những búp chè tươi có vị rất riêng: Búp chè tươi có vị đắng nhẹ nhưng không gắt, đượm vị ngọt, lưu hương lâu. Trên địa bàn huyện Bát Xát còn nhiều vùng chè cổ thụ có chất lượng ngon ở các xã như Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng, A Mú Sung... Để bảo vệ và khai thác hiệu quả diện tích chè cổ thụ hiện có, huyện Bát Xát đã khảo sát, xác định rõ diện tích, số lượng, tuổi thọ của cây chè cổ thụ; kiểm tra các vùng có khả năng mở rộng vùng sản xuất; xây dựng dự án, kế hoạch bảo tồn nguồn gen, đầu tư trồng mới. Bên cạnh đó, huyện kêu gọi đầu tư, hình thành các vùng chuyên canh có năng suất, chất lượng cao và quy mô hàng hóa gắn với quy hoạch xây dựng hạ tầng vùng chè, công nghiệp chế biến, tiêu thụ; tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu để nhiều người biết đến giá trị của sản phẩm chè cổ thụ Bát Xát…

Song song với việc tìm hiểu nguồn gốc, đánh giá tiềm năng phát triển vùng chè cổ thụ, huyện Bát Xát cũng nghiên cứu thêm hướng phát triển du lịch sinh thái trên cung đường chinh phục đỉnh Lảo Thẩn nhằm thu hút du khách.

Ông Lê Huy Giang, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Huyện Bát Xát có rất nhiều vùng chè cổ ở các xã vùng cao. Qua khảo sát trên đỉnh núi Lảo Thẩn, khu vực xã Dền Thàng quản lý, chúng tôi thấy còn rất nhiều cây chè cổ, ước tính có cây tuổi đời đến hơn 100 tuổi. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện sẽ tham mưu cho Thường trực Huyện ủy, UBND huyện xây dựng dự án bảo tồn và phát triển, mở rộng vùng chè cổ thụ của huyện, tăng cường quảng bá tiêu thụ sản phẩm chè, đồng thời phát triển du lịch sinh thái.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw