Làm giàu nhờ “bén duyên” hoa hồng

LCĐT - Những năm qua, trên địa bàn xã Cốc San (thành phố Lào Cai), nhiều người dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể tới mô hình trồng hoa hồng của bà Bùi Thị Đào ở thôn Tòng Chú 3.

Bà Bùi Thị Đào chăm sóc vườn hoa hồng.
Bà Bùi Thị Đào chăm sóc vườn hoa hồng.

Với mong muốn có cuộc sống ổn định hơn, năm 1994, gia đình bà Đào rời Mê Linh (Hà Nội) lên xã Cốc San sinh sống. Cuộc sống những ngày đầu nơi “đất khách quê người” không mấy dễ dàng. Hằng ngày, vợ chồng bà phải đi làm thuê, cuốc mướn để có tiền thuê nhà và nuôi các con ăn học. Từ hai bàn tay trắng, nhờ siêng năng, chịu khó, sau 3 năm lao động vất vả, vợ chồng bà đã tích cóp mua được mảnh vườn nhỏ để dựng căn nhà gỗ và trồng rau.

Trời không phụ lòng người, vụ rau nào xuống giống cũng được mùa, được giá. Số tiền thu được qua từng vụ rau, bà Đào dành dụm để mua vườn, mở rộng đất sản xuất. Bà Đào cho biết: Sau một thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy khí hậu và thổ nhưỡng ở đây phù hợp để trồng hoa hồng. Năm 1996, tôi nhập giống hoa hồng từ Mê Linh về trồng. Gia đình tôi cũng là hộ đầu tiên của xã Cốc San chuyển từ trồng rau sang trồng hoa hồng. Đến nay, xã Cốc San đã có 5 hộ trồng loại cây này.

Sở dĩ bà Đào chọn trồng các loại hoa hồng miền Bắc vì hoa dày cánh, lại có nhiều màu sắc, thơm hơn các loại hoa hồng ở vùng khác, giá trị cao hơn. Theo bà Đào, hoa hồng tương đối khó trồng. Tuy vốn đầu tư ban đầu cao, nhưng nếu chăm sóc tốt thì có thể cho thu hoạch trong 7 đến 10 năm. Lúc đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm, bà gặp không ít khó khăn trong khâu chăm sóc, phòng bệnh cho cây. Không nản chí, vừa tự học hỏi qua sách báo, qua các lớp tập huấn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến nay, bà đã thuần thục từ việc bón phân, phun thuốc đến phát hiện nấm bệnh. “Để trồng hoa hồng đạt hiệu quả, khi trồng chú ý khâu cải tạo đất, bón phân, chăm sóc, nhất là khâu dọn cỏ, phòng, trừ sâu bệnh và tưới đủ nước để giữ độ ẩm cho cây”, bà Đào chia sẻ.

Vườn hoa hồng của gia đình bà Bùi Thị Đào ngày càng phát triển, đạt yêu cầu về năng suất và chất lượng, được tư thương từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đến mua. Hiện tại, vườn hoa hồng của gia đình bà có khoảng 7.200 m2, với đủ loại như hồng cổ Sa Pa, hồng cổ Hải Phòng và nhiều loại hoa hồng leo khác. Dịp lễ, tết, bà Đào bán khoảng 7.000 - 8.000 bông hoa mỗi ngày. Thời điểm dịch Covid-19 phức tạp vừa qua, lượng tiêu thụ giảm còn 2.000 - 3.000 bông/ngày. Trừ chi phí chăm sóc, mỗi năm gia đình bà thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng. Nhờ “bén duyên” với hoa hồng, gia đình bà Đào đã vươn lên thoát nghèo, nhiều năm liên tục được công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi của xã, của thành phố...

Ông Lục Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã Cốc San cho biết: Bà Bùi Thị Đào không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi, mà còn sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa cho nhiều nông dân trên địa bàn xã. Nhờ đó, xã Cốc San ngày càng có nhiều hộ sản xuất giỏi, có thu nhập cao từ trồng hoa, góp phần cùng địa phương giảm nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nông thôn mới năm 2025.

fb yt zl tw