Khám phá rừng trúc Tả Phìn

LCĐT - Xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) là vùng đất còn giữ được sự mộc mạc, giàu bản sắc văn hóa của đồng bào Dao đỏ cùng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ. Đây cũng là lý do Tả Phìn được nhiều du khách lựa chọn trải nghiệm, khám phá khi đến Sa Pa. Đặc biệt, thời gian gần đây, Tả Phìn có điểm “check-in” mới thu hút rất nhiều du khách, đó là rừng trúc.

Từ trung tâm xã, men theo con đường rừng lên hang động Tả Phìn chừng hơn 1 km, du khách sẽ thấy đồi trúc xanh ngút ngàn với hàng nghìn cây trúc thẳng tắp vươn lên hòa cùng mây. Sở hữu không gian trong lành, cảnh sắc tươi đẹp, rừng trúc mang đến nhiều góc “check-in” cho những người yêu thích du lịch. Sau khi cùng bạn bè tới rừng trúc tham quan và “check-in”, chị Tạ Thị Thu ở phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) tâm sự: Cảnh sắc nơi đây giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Tôi sẽ giới thiệu để bạn bè biết đến điểm du lịch thú vị này.

Rừng trúc bạt ngàn.
Rừng trúc bạt ngàn.

Kể về chuyến đi của mình, chị Phạm Thu Trang ở thị xã Sa Pa cho biết: Tôi biết tới rừng trúc qua mạng xã hội facebook và nghĩ rằng những bức hình đăng tải đã được chỉnh sửa, nhưng không ngờ thực tế còn đẹp hơn. Dù đường đến đây khó nhưng chắc chắn vẻ đẹp và không khí trong rừng trúc sẽ khiến du khách quên hết mệt mỏi. Kết thúc chuyến đi, chúng tôi có cả một album ảnh đặc sắc.

Được biết, rừng trúc đã có từ lâu đời, do người dân trong vùng trồng lấy măng và dùng làm nguyên liệu đan các vật dụng trong nhà. Từ khi rừng trúc có khách du lịch ghé thăm, người dân trong thôn nhắc nhở nhau hạn chế chặt phá, giữ gìn cảnh quan để khu rừng luôn tươi xanh, phát triển. Mùa này, trúc trong rừng đang xanh tốt, thân cây cao ngút tầm mắt, lắc lư theo gió; tiếng lá xào xạc, tiếng chim rừng líu lo như lời thì thầm của tự nhiên, kể lại những câu chuyện cổ tích giúp tâm hồn du khách trở nên thư thái.

Vì là địa điểm khá mới, phải đi bộ leo núi nên du khách cần tìm cho mình một người dân bản địa dẫn đường. Với kinh nghiệm đi rừng và sự am hiểu về văn hóa địa phương, du khách sẽ có một chuyến đi thuận lợi hơn, đồng thời có thêm nhiều kiến thức về mảnh đất, con người nơi đây.

Kết thúc chuyến đi, mọi người trở về trung tâm xã, có thể tắm lá thuốc người Dao đỏ và thưởng thức đặc sản địa phương, cùng ngắm lại những bức ảnh ghi tại rừng trúc. Đây sẽ là trải nghiệm rất thú vị mà ai đã đến đây đều muốn quay trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Lào Cai quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024

Hội chợ du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024 có chủ đề “Du lịch Việt Nam - chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” được tổ chức từ ngày 11 đến 14/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia trưng bày tại hội chợ.

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Hình thành văn hóa xanh để phát triển ngành du lịch bền vững

Ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn thế giới. Trước tình hình ấy, ngành du lịch Việt Nam từng bước chuyển đổi xanh, triển khai loại hình du lịch dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019... Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Tìm vị thế cho ẩm thực Việt Nam

Tìm vị thế cho ẩm thực Việt Nam

Với sự đa dạng, đặc sắc và những tinh túy, ẩm thực Việt Nam đang trở thành những đại sứ lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam. Vậy cần làm gì để ẩm thực Việt trở thành thương hiệu quốc gia và có vị thế trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Trải nghiệm cung đường Giải đua xe đạp địa hình "Đi giữa mùa hoa đỗ quyên" năm 2024

Trải nghiệm cung đường Giải đua xe đạp địa hình "Đi giữa mùa hoa đỗ quyên" năm 2024

Giải đua xe đạp địa hình "Đi giữa mùa hoa đỗ quyên" được tổ chức tại huyện Bát Xát đến nay đã là mùa giải thứ 4. Cung đường đua của giải được đánh giá là khắc nghiệt, khá dài và có độ dốc lớn. Mặc dù vậy, hành trình vượt qua gần 20 km để cán đích vẫn đem đến nhiều trải nghiệm khó quên cho các tay đua. Hãy cùng phóng viên Báo Lào Cai trải nghiệm cung đường này!

fb yt zl tw