55% người trên 18 tuổi ở nước ta đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19

Theo Bộ Y tế, đến ngày 12/10, cả nước đã tiêm được 55.870.164 liều vaccine COVID-19, Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều vaccine là 55,0% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 22,7% dân số từ 18 tuổi trở lên. Tây Ninh thêm 273 ca dương tính với SARS-CoV-2.

55% người trên 18 tuổi ở nước ta đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19

Theo Bộ Y tế, đến ngày 12/10, cả nước đã tiêm được 55.870.164 liều vaccine COVID-19 (tăng 934.557 liều so với ngày trước đó); đã có 23.232.638 người tiêm 1 liều vaccine và 16.318.763 người tiêm đủ 2 liều vaccine. Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều vaccine là 55,0% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vaccine là 22,7% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95% là Long An (100%), Khánh Hòa (99,0%), TP Hồ Chí Minh (98,8%), Đồng Nai (99%), Bình Dương (96,7%), Hà Nội (95,4%). Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi cao cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50% là TP Hồ Chí Minh (72,7%), Long An (64,8%) và Quảng Ninh (59,1%).

05 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên thấp nhất là Gia Lai (13,6%), Đắc Lắc (13,6%), Cà Mau (17,4%), Thái Nguyên (18,7%) và Hà Giang (20,9%).

Trưa 13/10: 55% người trên 18 tuổi ở nước ta đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19; Tây Ninh thêm 273 F0 - Ảnh 1.

55% người trên 18 tuổi ở nước ta đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19.

Hướng dẫn mới nhất về cách ly thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Theo Nghị quyết 128, các tỉnh, thành phố tạm thời không áp dụng các Chỉ thị 15, 16, 19 như trước mà áp dụng các biện pháp chống dịch theo 4 cấp độ.

Theo đó, việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau ở nơi nguy cơ thấp (bình thường mới), nơi nguy cơ trung bình, nơi nguy cơ cao tương ứng với màu cam sẽ không bị hạn chế hoặc chỉ phải tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm đối với khu vực màu cam.

Người dân từ nơi nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ đến các địa phương khác phải tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trường hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng địa phương có địa điểm cách ly tập trung đảm bảo an toàn và được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch) nhanh nhất, ở phạm vi hẹp nhất có thể và triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ y tế để người dân yên tâm tuân thủ các quy định phòng, chống dịch

Ngoài ra, việc điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 sẽ áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quyết định của chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị tại địa phương và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nguyện vọng của người nhiễm COVID-19.

Bến Tre: Thêm 3 ca mắc COVID-19 trong khu cách ly, phong toả

Từ 6 giờ đến 11 giờ ngày 13/10/2021, tỉnh Bến Tre có 3 ca mắc COVID-19. Tổng số ca mắc toàn tỉnh là 2.055 ca, trong đó có 1.832 ca ra viện, 52 ca tử vong.

3 ca mắc mới được ghi nhận tại Bình Phú, Sơn Đông và Phường 7 (TP. Bến Tre), phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa. Theo thông tin dịch tễ, tất cả các trường hợp trên đều có tiếp xúc với F0.

Đến nay tổng số ca mắc toàn tỉnh Bến Tre là 2.055 ca.

Tây Ninh: Thêm 273 ca dương tính với SARS-CoV-2

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tây Ninh, từ 18 giờ ngày 12/10 đến 6 giờ sáng 13/10, tỉnh Tây Ninh ghi nhận 273 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Trong đó, có 9 ca phát hiện qua test sàng lọc; 3 ca F1 truy vết; 260 ca trong khu cách ly tập trung và nhập cảnh; 4 ca trong khu phong toả.

Những ca dương tính đang được ngành Y tế tỉnh điều tra truy vết, vì vậy sau khi kết thúc điều tra, thông tin ca dương tính, địa chỉ có thể thay đổi.

Từ đầu vụ dịch đến hết ngày 12/10, trên địa bàn tỉnh có 9.541 bệnh nhân COVID-19; trong đó, đã xuất viện 8.636 người, đang điều trị 765 bệnh nhân. Luỹ kế tử vong do COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến hiện tại là 140 ca.

Tỉnh thiết lập 791 vùng phong toả, trong đó đang phong toả 111 vùng, giải toả 680 vùng. Hiện có 1.276 người cách ly tập trung và 3.612 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Đến ngày 12/10, Tây Ninh đã tiêm được 758.264/805.690 liều vaccine COVID-19 được phân bổ (trong đó mũi 1: 459.056 liều, mũi 2: 299.208 liều).

Đồng Nai: 28% người dân đã được tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19

Sáng 13/10, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch COIVD-19 tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tiêm 3.027.042 liều vaccine COVID-19 cho 2.394.064 người (chiếm tỷ lệ 106,21% đối tượng từ 18 tuổi trở lên toàn tỉnh), trong đó có 632.978 người đã tiêm đủ 2 liều (chiếm tỷ lệ 28,08%).

Số liều vaccine còn lại là 389.622 liều, đang được tiếp tục triển khai tiêm tiếp tục.

suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

fb yt zl tw