Chuyên gia Trung Quốc: Ngày càng nhiều động vật được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2

Trong một bài viết công bố mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện, ngoài con người, ngày càng nhiều động vật nhiễm SARS-CoV-2.

Phát hiện trên được đưa ra trong bài viết “Viễn cảnh: COVID-19 mở rộng từ Con người sang Động vật” đăng trên trang web tiếng Anh China CDC Weekly của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc. Ông Cao Phúc, Giám đốc trung tâm là đồng tác giả.

Bài viết cho rằng, vật chủ của SARS-CoV-2 đang mở rộng và vẫn chưa kết thúc. Cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc quy mô lớn đối với động vật hoang dã dễ lây nhiễm, để theo dõi tình trạng lây lan và biến thể của virus.

Bài viết chỉ ra rằng, ngoài con người, một số loài động vật có vú cũng nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó có cả động vật nuôi nhốt và động vật hoang dã.

Hình ảnh minh họa sự lây lan của SARS-CoV-2 ở người và động vật.
Hình ảnh minh họa sự lây lan của SARS-CoV-2 ở người và động vật.
Trong số các động vật này, mèo, chó, sư tử, hổ, chồn trong vườn thú bị nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19. Trong các thí nghiệm lây nhiễm ở người, thỏ, lợn, cáo, cầy hương được coi là những vật chủ có khả năng dễ lây nhiễm. Trong tự nhiên, báo tuyết, báo sư tử và khỉ đột đã được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2.

Cũng theo bài viết, hầu hết các trường hợp mắc bệnh ở động vật xảy ra trên các loài được con người nuôi dưỡng. Tuy nhiên, virus đang có xu hướng lây sang động vật hoang dã.

Bài viết trích dẫn xét nghiệm huyết thanh của Bộ Nông nghiệp Mỹ năm 2021, với kết quả được công bố vào tháng 7, cho thấy tỷ lệ dương tính với kháng thể của SARS-CoV-2 lên tới 40% trong số 600 mẫu hươu đuôi trắng hoang dã (Odocoileus virginianus) ở Mỹ.  Trong khi kháng thể chỉ được phát hiện trong 1 và 3 mẫu hươu đuôi trắng năm 2019 và 2020. 

Theo bài viết, hiện chưa rõ sự lây nhiễm ở hươu đuôi trắng hoang dã liệu có phải từ con người hay không. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng các mẫu dương tính cho thấy SARS-CoV-2 đã lan rộng trong loài động vật này.

Bài viết cho rằng, sự mở rộng của vật chủ SARS-CoV-2 đã được “chứng thực đầy đủ”, sự mở rộng này vẫn đang tiếp diễn và có thể ảnh hưởng tới con người.

Tác giả bài viết còn trích dẫn các nghiên cứu cho thấy, một số loài động vật có thể dễ lây SARS-CoV-2, như dơi ăn quả Ai Cập (Rousettus aegyptiacus), khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), chuột đồng (Myodes glarolus) và chuột hươu Bắc Mỹ (Peromyscus maniculatus). 

Trên cơ sở đó, bài viết cho rằng, hầu hết các loài động vật hoang dã trên cạn vẫn chưa được kiểm tra về khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 và các thí nghiệm có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Trong khi đó, nghiên cứu về khả năng lây nhiễm của động vật hoang dã trên biển (đặc biệt là động vật có vú ở biển) vẫn còn thiếu và các giả thiết về vật chủ ban đầu của virus “vẫn chưa có kết luận”.

Tác giả nhấn mạnh, hiện một số biến thể của virus đang trở nên dễ lây nhiễm hơn và có khả năng kháng huyết thanh trong giai đoạn phục hồi cũng như vaccine, gây ra mối đe dọa toàn cầu đối với sức khỏe cộng đồng. Cuộc “cạnh tranh” giữa sự tiến hóa của Covid-19 và các chiến lược ứng phó của con người sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Theo bài viết, cần sàng lọc SARS-CoV-2 trên quy mô lớn đối với động vật hoang dã trên cạn và trên biển, đặc biệt là động vật hoang dã dễ lây, để theo dõi tình trạng lây nhiễm và biến thể của virus ở loài động vật này và xây dựng các chiến lược phòng chống, đồng thời cung cấp thêm manh mối cho việc nghiên cứu nguồn gốc và sự lây lan giữa các loài của SARS-CoV-2./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw