Dấu son bên bờ sông Hồng

LCĐT - Nhìn trên bản đồ, Sơn Hà (Bảo Thắng) như một dấu chấm bên bờ sông Hồng. Mảnh đất ấy không có nhiều tiềm năng, nhưng nhờ khát vọng lập nghiệp của những người miền xuôi lên khai hoang, cùng sự chia ngọt sẻ bùi của người Dao bản địa, Sơn Hà đã vươn lên như dấu son bên bờ sông Mẹ.

Dấu son bên bờ sông Hồng ảnh 1
Xã Sơn Hà đón Bằng công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

Sơn Hà được biết đến là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Và Sơn Hà được biết đến nhiều hơn khi thực hiện chủ trương của hai địa phương Lào Cai và Hải Phòng, tháng 3/1961, Hải Phòng thành lập 3 đoàn tiền tiêu gồm hơn 500 cán bộ, đảng viên, lao động trẻ khỏe là những người con ưu tú của các làng, xã ở các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Lão, An Dương lên khai hoang, tập trung xây dựng Hợp tác An Trà, xã Sơn Hà. Ngay khi đồng bào miền xuôi lên khai hoang, đồng bào người Dao ở địa phương đã tận tình giúp đỡ, nhường ruộng đất để mọi người cùng có tư liệu sản xuất. Người miên xuôi từ Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên lên khai hoang đã chọn Sơn Hà làm nơi an cư, lạc nghiệp, bởi mảnh đất này có bãi bồi trải dài tới 4 km trên địa bàn 3 thôn: An Trà, An Hồng và An Thắng. Những tháng năm miệt mài “tưới” mồ hôi trên bãi bồi ven sông Hồng đã biến nơi hoang vu đầy lau sậy thành “vựa” ngô, mía, chuối tiêu.

Vì sao có tên Sơn Hà thì đến bây giờ cũng chưa có người nào giải thích được. Tuy nhiên, có một thời gian, người ta biết đến Sơn Hà như là “xã tắc”. Sở dĩ Sơn Hà có “biệt danh” như vậy là bởi vào năm 1986 - 1987, địa phương này “tắc” cả về tư duy, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ xã; giao thông cũng ách tắc, bởi tuyến đường sắt chạy qua, chắn ngang đường dân sinh, không cho phép phương tiện qua lại, trong khi chỉ cách thị trấn Phố Lu chưa đầy 1 km theo đường chim bay, nhưng người dân muốn sang phải “luỵ” đò ông Tỵ, ông Đức. Không để “mang tiếng”với “biệt danh” đó, Đại hội Đảng bộ xã Sơn Hà lần thứ III đã xác định nhiệm vụ trọng tâm: “Chủ động tiếp thu tinh thần đổi mới của Đảng, đổi mới nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ bảo thủ, trì trệ, dập khuôn, máy móc”. Tinh thần đổi mới đã đem đến sinh khí mới, tác động tích cực đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và Nhân dân, khơi dậy sự sáng tạo, khí thế thi đua lao động, sản xuất sôi nổi. Ông Vũ Trung Tuyến, 41 năm tuổi Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND xã Sơn Hà là người hiểu về mảnh đất này hơn ai hết. Năm 1964, ông Tuyến theo bố mẹ từ Tiên Lãng (Hải Phòng) lên Sơn Hà khai hoang. Những ngày tháng theo bố mẹ phát cỏ, trồng ngô, trồng chuối đã giúp ông trưởng thành trong cuộc sống. Chính vì vậy, sau khi xuất ngũ, năm 1990 - 1991, ông được tín nhiệm bầu làm Thư ký UBND xã; đến năm 1992, ông giữ chức Phó Chủ tịch UBND xã. Với kinh nghiệm thực tế và khát vọng vươn lên của người đi khai hoang, ông Tuyến biết và nên phải làm gì để đưa Sơn Hà không còn là “xã tắc”. Vẫn tiếp tục chủ trương “dĩ nông vi bản”, khi mô hình kinh tế tập thể là các Hợp tác xã An Trà, An Thắng, An Hồng kết thúc sứ mệnh lịch sử, bãi bồi ven sông Hồng được chia cho các hộ để họ tự sản xuất trên cơ sở xã định hướng cơ cấu cây trồng, với 3 cây chủ đạo: Ngô, lúa, mía. Đặc biệt, giai đoạn này, xã Sơn Hà đã quan tâm phát triển kinh tế lâm nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng sản xuất để có thu nhập, đồng thời để “trả nợ” cho một thời phá rừng trồng lúa nương, lo cái ăn trước mắt.

Đến khi giữ chức Chủ tịch UBND xã, việc đầu tiên ông Tuyến cần làm ngay là “tháp tùng” Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng xuôi về Yên Bái, Hà Nội đến Công ty quản lý đường sắt Yên Lào, rồi Tổng cục Đường sắt Việt Nam xin mở tuyến đường trục xã chạy qua đường sắt. Hiểu được khát khao có đường giao thông, trên cơ sở đánh giá các yếu tố đảm bảo an toàn, Tổng cục Đường sắt Việt Nam đã đồng ý và Sơn Hà đã bước đầu giải quyết được “tắc” về giao thông. Tiếp đó, năm 2002, thực hiện chương trình phát triển giao thông nông thôn, trên cơ sở hỗ trợ của tỉnh, xã Sơn Hà đã huy động mọi nguồn lực, ngày công lao động để mở mới và mở rộng tuyến đường trục xã, đường liên thôn. Chỉ sau 1 năm, với tinh thần “làm nhà, làm bếp xếp sau làm đường”, tuyến đường trục xã trước đó chỉ đủ cho xe “cành cạch” đi đã được mở rộng cho 2 xe ô tô tải tránh nhau, đối với các tuyến đường liên thôn, xe ô tô đến tận trung tâm các thôn. Với thành quả đạt được trong phong trào thi đua phát triển giao thông nông thôn, xã Sơn Hà được UBND tỉnh tặng Bằng khen và thưởng 50 triệu đồng.

Dấu son bên bờ sông Hồng ảnh 2
Người dân Sơn Hà duy trì trồng mía phát triển kinh tế.

Khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (năm 2010), cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Sơn Hà bắt tay ngay vào công việc “thế kỷ”. Mọi việc lớn, nhỏ, từ cách thức triển khai đến huy động nguồn lực đều được đưa ra bàn bạc, dân chủ, công khai với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”, “việc dễ làm trước, việc khó làm sau”, “nơi nào người dân đồng thuận thì làm”. Chỉ sau 6 năm, khối lượng lớn công việc đã được hoàn thành và cán bộ, đảng viên, Nhân dân mảnh đất “xã tắc” tự hào khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2016). Nhìn lại thành quả mà xã Sơn Hà đạt được, 25 năm công tác kinh qua các chức vụ, như Thư ký UBND xã, Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND xã, Bí thư Đảng ủy xã, gắn liền với các giai đoạn thăng trầm của xã, đặc biệt là giai đoạn giải quyết “tắc” về giao thông rồi đến xây dựng nông thôn mới, ông Vũ Trung Tuyến không giấu nổi xúc động: Hơn 2 thập niên công tác, tôi luôn mang trong mình khát vọng của những người khai hoang, phải có trách nhiệm xây dựng quê hương Sơn Hà phát triển, vì đó là mảnh đất đã nuôi dưỡng bao thế hệ người miền xuôi lên lập nghiệp và cũng là trách nhiệm với sự chia sẻ, đùm bọc của người dân bản địa.

Không thỏa mãn với thành quả đạt được, sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, cán bộ, đảng viên, Nhân dân xã Sơn Hà tiếp tục triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Ông Trường Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hà tâm sự: Vẫn là khát vọng xây dựng quê hương, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã chung sức, đồng lòng, những kinh nghiệm trong 6 năm xây dựng nông thôn mới tiếp tục được kế thừa, kết hợp với những cách làm sáng tạo, phù hợp với yêu cầu “nâng tầm” nông thôn mới, trong đó xác định rõ hơn vai trò chủ thể của người dân, đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, từ đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, khuyến khích, động viên người dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới, năm 2020, Sơn Hà được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Điều đáng nói, dù không phải trong nhóm xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh, nhưng Sơn Hà đã “đi sau về trước”, trở thành xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Từ một dải đất hẹp, “nổi tiếng” với biệt danh “xã tắc”, với khát vọng lập nghiệp trên miền đất mới của các thế hệ người miền xuôi lên khai hoang, cùng sự đồng lòng, chia ngọt sẻ bùi của những người dân bản địa, bỏ lại phía sau những khó khăn, Sơn Hà đã trở thành dấu son bên dòng sông Mẹ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

fb yt zl tw