Báo động “văn hóa mạng xã hội” trong trường học

LCĐT - Xa rời đời sống thực, chửi bới người thân, văng tục “thả ga” trên mạng xã hội là thực trạng đáng lo ngại trong giới trẻ như học sinh, sinh viên hiện nay.

Thay vì gặp nhau ngoài đời thực để thăm hỏi, nói chuyện thì không ít học sinh suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính. Mọi nhu cầu giải trí, giao tiếp đều được mạng xã hội thỏa mãn… Lượng bạn bè đông đảo trên facebook đã thay thế bạn bè trong đời thực, mặc dù phần lớn bạn bè trong “friends list” là những người họ chưa từng gặp gỡ và trò chuyện ngoài đời.

Không ít học sinh lứa tuổi tiểu học, trung học có biểu hiện “nghiện” khi việc sử dụng mạng xã hội trở thành thói quen và việc biểu hiện cảm xúc cũng lệ thuộc vào mạng. Đây cũng là một bệnh lý về tâm thần của người “nghiện”. Thậm chí, nếu không sử dụng mạng xã hội để giao tiếp thì những người này sẽ có trạng thái nôn nao, khó chịu, buồn bã.

Gia đình và nhà trường cần quản lý việc sử dụng internet của con em mình.
Gia đình và nhà trường cần quản lý việc sử dụng internet của con em mình.

Em Trần Tuấn Kiệt, học sinh Trường THCS xã Trì Quang (huyện Bảo Thắng) kể: Nhiều khi tự dặn mình hôm nay phải học bài, nhưng rồi lại bị lôi cuốn vào mạng xã hội như một con nghiện. Trò chuyện với một vài người bạn, tham gia “chém gió” ở một diễn đàn nào đó, thử các tiện ích thú vị trên facebook... cho đến khi sực nhớ việc phải làm thì thời gian đã trôi nhanh không ngờ.

Theo các chuyên gia tâm lý, khi trẻ em và thanh thiếu niên dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng xã hội cũng là lúc những thói quen như ăn uống, ngủ nghỉ, kết bạn, giao tiếp... bắt đầu thay đổi. Nguy hại hơn, trẻ có xu hướng kết bạn và chơi theo một nhóm cô lập. Đó là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Dần dần, một số bạn trẻ mất các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống trong đời thực.

Nhiều phụ huynh than phiền về thái độ ứng xử của con mình. “Về đến nhà, có khi còn đeo cặp sách trên vai cháu đã vội mở máy tính và cười một mình. Không còn thói quen kể chuyện trường lớp, bạn bè cho bố mẹ nghe nữa. Dần dần, cháu trở nên ù lì, khách đến nhà cháu chỉ chào hỏi cho qua rồi đi về phòng của mình”, chị Phạm Thị Hương, mẹ một học sinh Trường Tiểu học xã Trì Quang lo lắng.

Gần đây, câu status “chửi bà ngoại” của nick name Q.A trên facebook gây xôn xao dư luận. Chỉ vì bị ép học trong kỳ nghỉ hè mà cô bé này sẵn sàng dùng những câu từ “chợ búa” để mắng bà ngoại và hàng loạt câu chửi thề trong các lời nhắc về người thân trong gia đình.

“Không thể chấp nhận được thái độ và cách ăn nói này. Với những người đã sinh ra và nuôi nấng mình, có ấm ức đến mấy mình cũng không nghĩ đến việc phát ngôn như vậy. Một số bạn đã thiếu suy nghĩ khi sẵn sàng đăng lên những phát ngôn phản cảm, thô tục, thiếu văn hóa”, em Phạm Phú Quý lớp 9A, Trường THCS Trì Quang bày tỏ.

Không cần biết đó là chủ đề gì, nội dung ra sao, những thành viên tự xưng “vua chém gió” (theo cách gọi của cộng đồng mạng) sẵn sàng xông vào cuộc tranh luận và sử dụng những comment “bẩn” vô tội vạ.

Thực tế, phần lớn bạn bè trong “friends list” facbook của học sinh là những người lạ ở ngoài đời, trong số này có những ông “vua chém gió” tha hồ “dụng võ” ở bất kỳ “trạng thái” của ai. Ở những diễn đàn mở, các phần tử này cũng không ngại quăng những bình luận không hề liên quan đến nội dung đề ra nhằm chọc phá, thậm chí có những bình luận tiêu cực, dùng lời lẽ thô tục. Điều này khiến nhiều học sinh thấy phiền phức và bị xâm phạm đời tư. Rất nhiều trường hợp chỉ vì những chuyện rất nhỏ nhưng lại gây ra những cuộc tranh cãi kịch liệt, dẫn đến thù hằn nhau.

“Mình rất thích mạng xã hội facebook, nhưng cũng rất bực mình vì một số người “rơi từ trên trời xuống” cứ vào “like” và bình luận tùy tiện trên trang cá nhân của mình. Phản đối hay đồng tình không phải là vấn đề người viết muốn hướng tới, mà quan trọng hơn là văn hóa khi bình luận. Thật đáng tiếc khi phải loại một số thành viên ra khỏi danh sách bạn bè”, Lê Phương Anh, học sinh lớp 9A, Trường THCS Trì Quang chia sẻ.

Sự phát triển của mạng xã hội là khách quan nhưng tiếp nhận như thế nào là tùy thuộc vào chủ quan mỗi người. Gia đình và nhà trường cũng cần quản lý việc sử dụng internet của con em. Lắng nghe các em thực sự cần gì và chia sẻ những tâm tư, cảm xúc với các em thay vì để các em phụ thuộc vào mạng xã hội. Xa lánh đời sống thực để trở thành các cư dân mạng là thực trạng xấu trong giới trẻ hiện nay. Nên biết cách tiết chế thời gian và cả cảm xúc cho thế giới ảo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Ngày 15/4, Bộ Giao thông vận tải đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan trực thuộc có các giải pháp hiệu quả thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè.

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024, các đơn vị trường học trong tỉnh đã tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện mặc trang phục truyền thống dân tộc mình đồng bộ từ ngày 15/4 đến ngày 19/4.

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh cùng đoàn công tác đã tới thăm, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn đường sắt xảy ra vào chiều 13/4 tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Không chỉ là tấm ảnh chụp chung của nhóm bạn thân hoặc tập thể lớp, kỷ yếu giờ đây được xem như là nơi lưu giữ khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi học sinh, sinh viên và còn là minh chứng của sự trưởng thành. Để có những tấm ảnh đẹp của tuổi thanh xuân, nhiều bạn trẻ đã đầu tư từ công sức, thời gian, chất xám đến cả vật chất nhằm tạo ra những bộ ảnh kỷ yếu cá nhân ấn tượng, độc đáo.

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ. Đáng lo ngại, nhiều người sở hữu nhiều SIM nhưng không đứng tên chính chủ. Điều này cũng đồng nghĩa, hiện vẫn còn nhiều SIM rác tràn lan nhưng chưa được các nhà mạng quản lý triệt để.

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Bộ Y tế cho biết nhận được công văn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phản ánh người bệnh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện, có xuất trình căn cước công dân gắn chip hoặc xuất trình hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc trên ứng dụng VNeID nhưng bệnh viện không giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế, yêu cầu người bệnh phải về mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít" để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

fb yt zl tw