Nông dân Mường Khương thi đua sản xuất giỏi

LCĐT - Là 1 trong 3 huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh nhưng những năm gần đây, nhờ phát triển nông nghiệp đúng hướng, Mường Khương đã trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh về phát triển vùng hàng hóa đặc trưng. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như chè, dứa, chuối, quýt, lúa Séng cù… đem lại giá trị kinh tế cao, giúp hàng nghìn hộ nông dân trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.

Nông dân Mường Khương phát triển kinh tế hiệu quả từ trồng chè.
Nông dân Mường Khương phát triển kinh tế hiệu quả từ trồng chè.

Đến trang trại của chị Nguyễn Thị Hà, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu, chúng tôi ngưỡng mộ trước hình ảnh một phụ nữ nhỏ bé nhưng lại là chủ của một mô hình kinh tế mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Trang trại của gia đình chị Hà hiện có 76 con trâu, hơn 50 con dê và hàng trăm con gia cầm các loại; 2 ha quế, 1.200 cây mít thái, 5.000 cây chuối. Ngoài phát triển trồng trọt, chăn nuôi, gia đình chị còn đầu tư mở xưởng kinh doanh vật liệu xây dựng, phân bón, tạo việc làm cho 14 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, chị Nguyễn Thị Hà cũng tích cực tham gia các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp đỡ hội viên thoát nghèo từ việc cho vay vốn không lấy lãi, vay phân bón trả chậm không tính lãi và chia sẻ, giúp đỡ kinh nghiệm trong sản xuất cho các hộ nghèo trong thôn.

Mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao của chị Nguyễn Thị Hà.
Mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao của chị Nguyễn Thị Hà.

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Mường Khương đẩy mạnh phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” đến tất cả cơ sở hội, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên canh đại trà cho giá trị kinh tế cao; tạo thuận lợi cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như các mô hình trồng chuối, dứa, quýt, chè, mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi… được phát triển rộng khắp từ các xã thuận lợi như Bản Lầu, Lùng Vai, Bản Sen đến các xã vùng cao khó khăn như Cao Sơn, Tả Thàng, La Pan Tẩn… giúp hộ nông dân nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi thủy sản (năm 2020 ước đạt 60 triệu đồng/ha).

Huyện Mường Khương hiện có hơn 2.250 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, tăng hơn 1.000 hộ so với năm 2015, chiếm 16,9% tổng số hộ làm nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, hộ dân tộc thiểu số sản xuất, kinh doanh giỏi chiếm 80,7%.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

fb yt zl tw