Sông Hồng - hành trình di sản:

Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng và hành trình qua những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam đã bồi đắp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của dân tộc. Ở những địa phương dọc theo sông Hồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã lập nên bao chiến công oanh liệt trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Dòng sông Hồng vẫn chảy theo năm tháng, ghi dấu bản hùng ca cách mạng bên những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

Sông Hồng và dấu ấn những cuộc khởi nghĩa trước 1930

Từ hàng ngàn năm trước, khi những cư dân Việt cổ đầu tiên chọn vùng đất ven sông Hồng sinh sống đã được dòng sông hào phóng ban tặng cho nguồn nước dồi dào, cây cối xanh tươi, đất đai màu mỡ để trồng lúa nước, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thử thách. Cư dân người Việt qua quá trình lịch sử đã đoàn kết trong chinh phục tự nhiên, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nhờ đó, trải qua nghìn năm Bắc thuộc, dã tâm của kẻ thù không thể đánh bại được ý chí và tinh thần dân tộc, người Việt Nam vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ đất nước của mình. Tại những vùng đất bên bờ sông Hồng lịch sử, những vị vua, thủ lĩnh kiệt xuất của các triều đại như An Dương Vương, Trắc Trắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… đã lập nên bao chiến công hiển hách, tên tuổi vẫn còn vang mãi.

z6380721619619-cb4c0f5119d8e2aa81997ebba3b2addd.jpg
Di tích nhà và hầm D67 tại Hà Nội.

Đến cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trải qua vô vàn gian khó. Trước một kẻ thù lớn với lực lượng mạnh, vũ khí hiện đại, trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tuy chưa thể đánh đuổi được kẻ thù xâm lược, nhưng đã viết nên bản hùng ca bất khuất của dân tộc. Trong đó, có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra ở những vùng đất bên bờ sông Hồng và các nhánh sông Hồng suốt từ các tỉnh đồng bằng lên đến Yên Bái, Lào Cai.

Các tư liệu lịch sử còn ghi chép về những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Năm 1883, Quản Kỳ khởi nghĩa ở vùng Hưng Yên, tả ngạn sông Hồng. Năm 1885, Nguyễn Thiện Thuật lấy Bãi Sậy (gồm 3 huyện Văn Giang, Mỹ Hào, Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên) làm căn cứ để chống Pháp. Năm 1886, nghĩa quân nổi dậy chống Pháp ở các vùng thượng lưu sông Đà (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu). Từ năm 1890 đến 1895, dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh, nhiều cánh quân nổi dậy khởi nghĩa: Đốc Thực ở tả ngạn thượng lưu sông Hồng; Lãnh Tanh, Đội Khoát, Tán Rật, Đề Thượng ở Phú Thọ, giữa khoảng sông Hồng và sông Lô; Quản Tha ở vùng thượng lưu sông Lô…

nguyen-thai-hoc-3.jpg
z6380721610017-80910af2ec589d781b073d40f3b40c69.jpg
Khu lưu niệm Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930.

Ngược sông Hồng đến vùng đất Yên Bái - nơi nổ ra cuộc bạo động của Việt Nam Quốc dân Đảng do nhà yêu nước Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy năm 1930. Cuộc bạo động thất bại, nhà yêu nước Nguyễn Thái Học và các đồng đội của ông bị giặc sát hại dã man, nhưng sự hi sinh anh dũng ấy cùng câu nói “Không thành công, cũng thành nhân”, “Chết vì Tổ quốc chết vinh quang” đã thắp lên ngọn lửa rực cháy của tinh thần yêu nước, ý chí quật cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Dòng sông Hồng thêm một lần dậy sóng căm thù, là chứng tích tội ác của thực dân, cũng là dòng sông của bản hùng ca cách mạng, của lòng yêu nước thiết tha.

Những “địa chỉ đỏ” nơi ghi dấu sự ra đời của Đảng

Xuôi dòng sông Hồng về các tỉnh miền xuôi, chúng tôi đến những “địa chỉ đỏ” gắn với tên tuổi những lãnh tụ, nhà yêu nước có nhiều công lao trong sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào cách mạng sau này. Tại Hà Nội, những ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9, quảng trường Ba Đình rực rỡ cờ hoa, nườm nượp dòng người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh với niềm xúc động khôn nguôi. Chính ở nơi này, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

nguyen-duc-canh.jpg
nguyen-duc-canh-1.jpg
Lăng mộ và Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Ở tỉnh Thái Bình, nơi dòng sông Hồng kết thúc hành trình hơn 500 km trên lãnh thổ Việt Nam hòa vào Biển Đông mênh mông, chúng tôi đến thăm Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là 1 trong 7 đảng viên đầu tiên sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương, một cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Công đoàn Việt Nam, Tổng Biên tập đầu tiên của tờ Báo Lao Động. Mảnh đất ở cuối sông Hồng đã hun đúc nên một tài năng, nhân cách, tâm hồn, ý chí kiên cường của người cộng sản Nguyễn Đức Cảnh. Đến thăm khu lưu niệm, ai cũng rưng rưng xúc động khi nghe lại câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của nhà yêu nước Nguyễn Đức Cảnh. Ông bị thực dân Pháp chém đầu vào sáng tinh mơ ngày 31/7/1932 tại Nhà lao Hải Phòng khi mới 24 tuổi. Trước khi chết, ông hô vang: “Đả đảo đế quốc Pháp và phong kiến!”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!”.

img-8528.jpg
Tờ báo Lao Động đầu tiên được trưng bày tại Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nằm bên dòng sông Ninh Cơ là một nhánh của sông Hồng chảy qua chính là quê hương của cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Ông sinh ra trong một gia đình đại trí thức, khoa bảng, ở vùng đất giàu truyền thống hiếu học, yêu nước, 18 tuổi đã tham gia hoạt động cách mạng, sau trở thành người chiến sĩ kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng. Ông đã soạn thảo và cho ra đời bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” từ năm 1943, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị.

truong-chinh-1.jpg
truong-chinh-2.jpg
Nhà và những đồ lưu niệm của cố Tổng Bí thư Trường Chinh.

Chị Nguyễn Thị Thoa, hướng dẫn viên của Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Xuân Trường cho biết: Cuối năm 1987, cố Tổng Bí thư Trường Chinh về thăm quê lần cuối. Ông đi theo đường thủy từ sông Hồng vào sông Ninh Cơ rồi về ngôi nhà này ở làng Hành Thiện. Ngôi nhà đến nay đã được hơn 100 năm tuổi, vẫn giữ lại được nét riêng của kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ. Từ năm 1994, Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh được công nhận là di tích cấp quốc gia, trở thành “địa chỉ đỏ” được nhiều du khách đến tham quan.

bo-de-1.jpg
bo-de-2.jpg
Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đình làng Triều Hội tại xã Bồ Đề, huyện Bình Lục.

Sang tỉnh Hà Nam, chúng tôi đến thăm Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đình làng Triều Hội tại xã Bồ Đề, huyện Bình Lục. Tại đây, 95 năm trước diễn ra một sự kiện quan trọng, mang tên “Tiếng trống Bồ Đề” với sự tham gia tuần hành thị uy của hàng vạn nông dân trong vùng, hô vang khẩu hiệu "đả đảo Pháp đế quốc"; "Việt Nam Cộng sản Đảng vạn vạn tuế". Di tích đình Triều Hội như một minh chứng cho tinh thần đấu tranh cách mạng của nông dân huyện Bình Lục bên bờ sông Hồng lịch sử.

Về thăm những chiến khu bên dòng sông Hồng

Trên hành trình tìm về những “địa chỉ đỏ” dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm những chiến khu, căn cứ địa cách mạng trên vùng thượng lưu sông Hồng thuộc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Tại tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, nhắc đến chiến khu Vần - Hiền Lương (còn gọi là chiến khu Âu Cơ) là nhắc đến căn cứ địa cách mạng nổi tiếng. Tháng 5/1945, chiến khu Vần - Hiền Lương ra đời, do Ban cán sự Đảng Phú - Yên lãnh đạo.

Đây là nơi đón nhận những cán bộ của Đảng bị địch bắt giam cầm, tù đày tại nhà tù Sơn La vượt ngục trở về và một số cán bộ hoạt động ở miền xuôi bị lộ lên để tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Các cán bộ của chiến khu thường xuyên huấn luyện cho các đội du kích ở Yên Bái, Phú Thọ, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, giải phóng và lập nên chính quyền cách mạng ở 2 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và huyện Phù Yên (Sơn La). Chiến khu Vần - Hiền Lương cùng với 6 chiến khu khác trên cả nước góp phần tích cực vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

au-lau-1.jpg
au-lau-2.jpg
Bến Âu Lâu thuộc thành phố Yên Bái là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại tỉnh Yên Bái, dòng sông Hồng vừa là tuyến giao thông vận chuyển quân lương quan trọng, vừa chở che cho bộ đội ta trước sự tấn công của kẻ thù. Chúng tôi đến thăm bến Âu Lâu thuộc thành phố Yên Bái là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ông Nguyễn Văn Trí, 89 tuổi, nhà ở thôn Cống Đá, xã Âu Lâu, cũng là một trong những người lái thuyền đưa bộ đội qua sông cuối cùng trên bến sông này nhớ lại: Tại bến sông Hồng này, năm 1953, hàng chục chiếc thuyền của Nhân dân đã bí mật đưa đón bộ đội qua sông, có thuyền bè vận chuyển súng, pháo do Trung Quốc hỗ trợ từ Lào Cai xuống để đi ngược lên chiến trường Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”. Ngày đó, mỗi lần chèo thuyền, tôi chở được 7 bộ đội qua sông, có đêm chở từ 15 - 20 chuyến. Lúc rời bến Âu Lâu vào chiến trường, các anh đều nắm tay bảo sau này sẽ trở lại thăm bà con. Khi đất nước hòa bình, có người trở lại, có người đã mãi mãi đi xa…

au-lau-3.jpg
Ông Nguyễn Văn Trí, 89 tuổi, nhà ở thôn Cống Đá, xã Âu Lâu, là người lái thuyền đưa bộ đội qua sông năm 1953.

Ngược dòng sông Hồng lịch sử, tại tỉnh biên giới Lào Cai có Di tích lịch sử - văn hóa Khu căn cứ cách mạng Việt Tiến tại xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên. Tại đây, vào tháng 11/1947, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh bàn về phương hướng kháng chiến, xây dựng lực lượng trong khu căn cứ, củng cố chi bộ nông thôn và bàn về việc mở chiến dịch biên giới, Chiến dịch Lê Hồng Phong tiến tới giải phóng Lào Cai. Còn ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên có Khu di tích lịch sử đồn Phố Ràng - nơi diễn ra trận đánh nổi tiếng của bộ đội ta vào ngày 24 - 26/6/1949, tiêu diệt đồn Phố Ràng, đập tan Tiểu khu Phố Ràng và tuyến phòng thủ của Pháp từ Bảo Hà đến Phố Ràng vào Nghĩa Đô, góp phần quan trọng đưa Chiến dịch sông Thao đến chiến thắng cuối cùng.

soi-co-1.jpg
soi-co-2.jpg
Căn cứ cách mạng Soi Cờ - Soi Giá thuộc xã Gia Phú.

Tiếp tục ngược lên huyện Bảo Thắng có khu căn cứ cách mạng Soi Cờ - Soi Giá thuộc xã Gia Phú. Đầu năm 1948, Tỉnh ủy Lào Cai mở hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại huyện Lục Yên (Yên Bái) về xây dựng lại cơ sở cách mạng, phát động quần chúng đấu tranh trong vùng địch tạm chiếm. Ngày 20/4/1948, tổ cán bộ cách mạng xung kích đã đến ấp Soi Cờ và ấp Soi Giá để lập căn cứ, tổ chức hoạt động cách mạng. Tại đây, tổ cán bộ xung kích được người dân ấp Soi Cờ tích cực giúp đỡ, nuôi giấu cán bộ cách mạng. Phát hiện thấy hoạt động cách mạng ở Soi Cờ, ngày 1/7/1948, thực dân Pháp đã bất ngờ tấn công, giết hại 14 người con kiên trung của mảnh đất này, đốt cháy 38 nóc nhà khiến người dân vô cùng căm phẫn.

Từ đây, phong trào cách mạng sôi nổi khắp nơi, người dân trong vùng nhất tề đứng lên cùng bộ đội đánh Pháp, giải phóng Lào Cai vào cuối năm 1950. Ở thôn Soi Cờ, xã Gia Phú hôm nay, tỉnh Lào Cai đã xây dựng khu Di tích lịch sử - cách mạng Soi Cờ, với nhà bia khắc ghi lại sự kiện bi tráng ngày 1/7/1948, trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

z6380792005332-498aba04a54d83b82dd6281a83c03910.jpg
Nơi Bác Hồ đã nói chuyện với Nhân dân khi đến thăm Lào Cai vào ngày 24/9/1958.

Ngoài những căn cứ cách mạng trên, tại phường Lào Cai thuộc thành phố Lào Cai, có Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trong Công viên Hồ Chí Minh ngay bên bờ sông Hồng, nơi Bác Hồ đã nói chuyện với Nhân dân khi đến thăm Lào Cai vào ngày 24/9/1958. Phát huy truyền thống cách mạng và lời dặn của Bác, Nhân dân các dân tộc Lào Cai đã và đang phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ biên cương, xây dựng quê hương thêm giàu đẹp, trở thành “cánh chim đầu đàn” của khu vực Tây Bắc.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Nhằm góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước", tuyển chọn hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010.

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Buôn Ma Thuột - mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên, nơi hương vị cà phê đậm đà đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bất cứ khi nào đặt chân đến Ban Mê, bạn đều có thể thưởng thức những ly cà phê được pha chế theo nhiều cách khác nhau, mang đậm dấu ấn bản địa, làm say lòng người.

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Sông Hồng – hành trình di sản: Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Dòng sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi chảy qua 9 tỉnh của nước ta đã hình thành nên "dòng chảy" văn hóa quan trọng trong suốt quá trình lịch sử. Điều đáng nói là "dòng chảy" văn hóa đó được kết nối qua các vùng đất và đến nay càng phát huy giá trị, trở thành nền tảng cho sự phát triển của trục kinh tế - văn hóa dọc sông Hồng ngày hôm nay.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Sông Hồng – Hành trình di sản Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Cùng với những di tích khảo cổ, những lịch sử - văn hóa mang nhiều giá trị bên sông Hồng, đi đến những vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa của nhiều làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm tuổi ven sông Hồng, tạo nên nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước của cư dân người Việt.

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, phim điện ảnh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” mang đến những hình ảnh hào hùng và bi tráng về địa đạo Củ Chi anh hùng, dự kiến sẽ khởi chiếu vào tháng 4 tới. Đây là bộ phim cách mạng đầu tiên do tư nhân đầu tư thực hiện.

Lung linh vẻ đẹp di sản trong "Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng"

Lung linh vẻ đẹp di sản trong "Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng"

Tối 8/3, Chương trình nghệ thuật giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể “Linh Lang - Khí thiêng hội tụ - Long Biên tỏa sáng” đã diễn ra tại Cụm di tích đình, chùa Trường Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội, thu hút sự tham dự của đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và Hà Nội, cùng đông đảo nhân dân Thủ đô.

fb yt zl tw