Bài 2: Vai trò mang tính quyết định của người đứng đầu trong chuyển đổi số

Tại Hội nghị sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ, định hướng và gợi mở nhiều vấn đề về phát triển ngành TT&TT trong thời gian tới, trọng tâm là những vấn đề liên quan đến công tác chuyển đổi số.

Về vai trò mang tính quyết định của người đứng đầu trong chuyển đổi số (CĐS). CĐS thì 70% là thay đổi, 30% là công nghệ. CĐS là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ. Vì vậy, CĐS muốn thành công thì quyết định là người đứng đầu muốn thay đổi. Thay đổi một tổ chức thì chỉ người đứng đầu mới đủ thẩm quyền, uy tín và có quyền lực để điều hướng các nguồn lực thực hiện. Chỉ có người đứng đầu mới có khả năng phá vỡ các thói quen cũ để CĐS.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì lớp bồi dưỡng "Lãnh đạo thời chuyển đổi số" cho lãnh đạo cấp Trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì lớp bồi dưỡng "Lãnh đạo thời chuyển đổi số" cho lãnh đạo cấp Trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

Người đứng đầu không chỉ là chỉ đạo mà phải trực tiếp làm, trực tiếp dùng. CĐS là trải nghiệm, nếu người đứng đầu không dùng các công cụ số trong công việc hàng ngày thì sẽ rất khó chỉ đạo công tác CĐS. Người Trung Quốc nói về CĐS như sau: người đứng đầu phải thực sự muốn làm, làm trực tiếp và thành thạo sử dụng.

Cả ba thành tố, thực sự muốn làm, làm trực tiếp và thành thạo sử dụng đều có mức độ quan trọng và mang tính quyết định ngang nhau.

CĐS thì Chuyển đổi là danh từ, Số là tính từ. Công nghệ số chỉ là công cụ hỗ trợ để thực hiện sự chuyển đổi. CĐS là số hoá toàn diện và sau đó là thay đổi cách vận hành của tổ chức. Nếu người đứng đầu mà không trực tiếp vào cuộc, không trực tiếp chỉ đạo, không trực tiếp làm, không trực tiếp dùng, không trực tiếp tự mình chuyển đổi thì sẽ không thành công.

Ở Việt Nam chúng ta, qua 4 năm CĐS thì cơ bản các yếu tố công nghệ để thực hiện CĐS đã sẵn sàng, đã có một số thành công bước đầu rất đáng khích lệ, bây giờ quyết định sự thành công của công cuộc CĐS quốc gia sẽ là người đứng đầu các cấp.

Nghiên cứu của McKinsey về thành công CĐS của các tổ chức cho thấy, sự vào cuộc, sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu sẽ làm tăng mức độ thành công CĐS lên 1,6 - 1,8 lần. Mức độ thành công sẽ tăng lên 3,1 lần nếu CĐS có thêm kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể và người đứng đầu trực tiếp làm, trực tiếp sử dụng.

CĐS là công việc của người đứng đầu, và không chỉ có vậy, nó là công việc hàng ngày của người đứng đầu. Thông qua việc dùng công cụ số hàng ngày mà người đứng đầu sẽ phát hiện ra các nhu cầu về đổi mới và liên tục đặt ra các yêu cầu mới cho CĐS.

Về thể chế hoá CĐS vào các ngành, lĩnh vực để thúc đẩy nhanh CĐS quốc gia. Mỗi bộ luật của các ngành, các lĩnh vực phải có một chương về hoạt động trên môi trường số. Không gian mạng (KGM) đang ngày càng trở thành không gian hoạt động chính của con người. Đây là không gian mới, khác không gian thực, nhiều hoạt động mới, nhiều đổi mới sáng tạo (ĐMST) đang diễn ra ở đây. Khi sửa hoặc làm thể chế mới thì phải bổ sung một điều, một chương về hoạt động của lĩnh vực đó trên KGM. Phải thể chế hoá CĐS vào các ngành, các lĩnh vực thì anh em trong các ngành đó, lĩnh vực đó mới vững tin CĐS mạnh mẽ. Bộ TT&TT khi góp ý luật cho các bộ ngành khác thì chú ý nội dung này.

Về từ khoá quan trọng nhất thời CĐS. Từ khoá quan trọng nhất của thời CĐS là "hợp tác". Thời CĐS thì ĐMST là quyết định. ĐMST thì không bao giờ nằm ở một chỗ. Nó ở mọi nơi. Không một doanh nghiệp nào, một tổ chức nào, dù có lớn đến mấy, cũng không thể phủ hết ĐMST của xã hội. Những doanh nghiệp lớn, những tổ chức lớn đều là những tổ chức làm các nền tảng để mọi người có thể sáng tạo dịch vụ, và thu phí dịch vụ nền tảng. Nhất là những doanh nghiệp hạ tầng viễn thông của chúng ta phải mở rộng hợp tác, tạo các nền tảng kết nối, nền tảng hỗ trợ các cá nhân và các doanh nghiệp SME sáng tạo dịch vụ mới để cung cấp cho thuê bao của mình, hơn là cứ tự mình phát triển dịch vụ mới. Liệu các đồng chí có thể sáng tạo bằng hàng ngàn, chục ngàn doanh nghiệp hoặc hàng triệu cá nhân ngoài kia không? Hãy cứ làm nền tảng kết nối, nền tảng phát triển, nền tảng cung cấp dịch vụ rồi hưởng 20-30% doanh thu. Tự làm thì được hưởng cả 100% nhưng chỉ làm được trăm cái, nhưng nếu mở ra thì được cả chục ngàn cái thì doanh thu lớn hơn gấp cả 30 lần. Và còn hơn thế nữa, các dịch vụ mà doanh nghiệp bên ngoài sáng tạo thì bao giờ cũng sáng tạo hơn, chất lượng tốt hơn, giá trị thiết thực hơn cho khách hàng. Các cơ quan báo chí (CQBC), xuất bản cũng vậy, đã đến lúc biến mình thành nền tảng rồi, thành nền tảng để mọi người viết báo, xuất bản. Thay vì mình làm nghề thì chỉ có 40.000 người làm nghề báo chí, xuất bản. Nghề báo chí, xuất bản thì 70-80% việc lại không phải là viết, là sáng tạo. Nếu có nền tảng hỗ trợ được 70-80% phần "bếp núc" này thì nghề báo chí, xuất bản sẽ dễ đi, thì nhiều người hơn có thể làm được, có thể là 4.000.000 người. 4 triệu người này mà tham gia sáng tạo thì chắc là tốt hơn 40.000 người sáng tạo. CQBC sẽ thành nghề biên tập hơn là nghề viết. Số người viết tăng thêm 100 lần, CQBC thu phí 20-30% thì doanh thu sẽ lớn hơn, có nhiều sản phẩm hơn để biên tập, nếu chúng ta làm các nền tảng hỗ trợ để nghề báo chí, xuất bản dễ đi, có 4 triệu người tham gia được, và khi đó, các cơ quan báo chí, nhà xuất bản đã nâng mình lên một tầm cao mới, một đẳng cấp khác.

Bài 3: Vai trò quan trọng của hạ tầng số trong phát triển kinh tế xã hội

Theo Cổng TTĐT Bộ TT&TT

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw