Bài 1: Chuyển đổi số: Việc khó thì máy làm, việc dễ thì người làm

Tại Hội nghị sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ, định hướng và gợi mở nhiều vấn đề về phát triển ngành TT&TT trong thời gian tới, trọng tâm là những vấn đề liên quan đến công tác chuyển đổi số.

Sau đây trân trọng giới thiệu 5 bài viết của Bộ trưởng về các nội dung trên.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kiểm tra hệ thống trợ lý ảo của Cục Báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kiểm tra hệ thống trợ lý ảo của Cục Báo chí

Về giảm tải báo cáo, không bắt cấp dưới báo cáo cấp trên. Giảm tải cho hệ thống thì đầu tiên là giảm báo cáo, chuyển đổi số để cấp dưới không phải báo cáo cấp trên về những việc thường xuyên. Tải báo cáo hiện nay là rất nặng. Một năm, các Sở TT&TT phải báo cáo về Bộ, về các đơn vị của Bộ trên 8.000 báo cáo các loại. Bộ đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống, mỗi tháng, mỗi Sở chỉ phải 1 lần điền vào mẫu báo cáo các số liệu của Sở. Các đơn vị của Bộ và Bộ muốn báo cáo lên trên thì lấy dữ liệu từ CSDL để làm báo cáo, không yêu cầu các Sở báo cáo, không bắt cấp dưới báo cáo cấp trên. Đây là cải cách quan trọng. Tương tự như vậy, sẽ làm với các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp đang phải làm báo cáo về Bộ.

Về kết nối online, báo cáo online. Quản trị số thì đầu tiên là kết nối online từ hệ thống CNTT của cấp trên vào hệ thống CNTT cấp dưới, không để con người can thiệp vào số liệu báo cáo. Quản trị số thì đầu tiên là cấp dưới không phải viết báo cáo gửi cấp trên, nhất là về số liệu. Bộ TT&TT đã triển khai hệ thống báo cáo kết nối thẳng vào hệ thống CNTT của các Bộ, ngành và địa phương để lấy số liệu về dịch vụ công trực tuyến. Số liệu báo cáo online chính xác cao. Trước đây, các tỉnh báo cáo người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến là trên 30%, nhưng khi đo trực tuyến thì chỉ được 17%. Cùng làm việc trên một nền tảng số, từ trung ương đến địa phương, là cách tốt nhất để kết nối online, báo cáo online. Nhưng nếu làm việc trên các nền tảng khác nhau thì vẫn kết nối và báo cáo online được.

Về trợ lý ảo. AI không thay thế con người, không vượt lên trên con người mà là trợ lý của con người. Quan điểm tiếp cận của Bộ TT&TT về AI là AI trở thành trợ lý, thành người giúp việc của mỗi người, giúp mỗi người làm việc của mình tốt hơn, giải phóng con người khỏi một số việc cũ trong nghề nghiệp của mình để con người có thêm thời gian làm những việc mới trong nghề nghiệp của mình, mở rộng nội hàm nghề nghiệp của mình, nâng cái nghề của mình lên một tầm cao hơn. Công ty công nghệ cung cấp hạ tầng lưu trữ, Engine AI (giống như cung cấp công nghệ AI như một dịch vụ) và các công cụ hỗ trợ huấn luyện trợ lý ảo. Cá nhân, tổ chức nào muốn có trợ lý ảo thì đưa hệ tri thức của mình vào, tập huấn AI và dùng, trong quá trình dùng thì xuất hiện tri thức mới và sẽ được cập nhật tiếp vào trợ lý ảo. Đây là cách tiếp cận hoàn toàn khác ChatGPT, là công ty công nghệ làm dữ liệu, còn cách của ta là công ty công nghệ làm công cụ để giúp khách hàng làm dữ liệu của mình. Cách này thì có thể làm nhiều trợ lý ảo đến mức từng cá nhân. Trợ lý ảo cá nhân thì mình làm ra và dùng, mình chết đi thì trợ lý ảo trở thành chính mình luôn và tiếp tục tồn tại, con cháu có thể tiếp tục nói chuyện, tham vấn. Con người trở thành bất tử.

Bộ TT&TT tiên phong triển khai sử dụng báo cáo trực tuyến

Bộ TT&TT tiên phong triển khai sử dụng báo cáo trực tuyến

Về việc quan trọng nhất, quyết định nhất của chuyển đổi số. Chuyển đổi số thì việc khó nhất là việc dễ nhất và ngược lại. Đối với hệ thống chính quyền (hoặc một tổ chức) thì dễ nhất là ra quy định mọi công việc của nhân viên phải được ghi nhận trên môi trường số, khó nhất là xử lý "đống" dữ liệu đó. Đối với doanh nghiệp công nghệ số thì khó nhất là việc số hóa một tổ chức, việc dễ nhất là xử lý dữ liệu. Chúng ta nghĩ về chuyển đổi số là rất phức tạp nên rất khó làm. Chuyển đổi số thì có một việc quan trọng nhất, quyết định nhất là từ người nhân viên cấp thấp nhất trong hệ thống phải hoạt động trên môi trường số hoặc nếu không thì phải cập nhật hàng ngày công việc của mình lên môi trường số. Xong việc này (công việc của mọi người, từ người thấp nhất đến cao nhất, được ghi nhận trên môi trường số) thì gần như xong chuyển đổi số, nhất là đối với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Mà việc này lại rất dễ vì hành chính hóa được, người đứng đầu tổ chức phải quy định việc này, thể chế hoá, luật hóa việc này. Sau khi mọi công việc đã diễn ra trên môi trường số thì việc còn lại là dùng AI để phân tích, đánh giá, đề xuất. Vậy chuyển đổi số, việc khó thì máy làm (giám sát, phân tích, phát hiện, cảnh báo sớm, tìm ra giá trị mới), việc dễ thì người làm (mỗi người nhập liệu công việc hàng ngày của mình, để nhập liệu không tốn thời gian thì nhập liệu theo mẫu. Nếu khi đã có phần mềm làm việc thì không phải nhập liệu nữa). Cũng phải qua 4 năm chuyển đổi số chúng ta mới tìm ra điểm mấu chốt này về chuyển đổi số các tổ chức.

Về 2 công đoạn của chuyển đổi số. Chuyển đổi số gồm 2 công đoạn, số hóa toàn diện rồi sau đó thay đổi cách thức hoạt động. Công đoạn 1: Các hoạt động của con người được ghi nhận trên môi trường số, rộng hơn là toàn bộ thế giới thực được số hóa và tạo ra ánh xạ 1-1, tạo ra sự tương tác giữa thế giới thực vật lý và thế giới số. Công đoạn 2: Thay đổi cách thức hoạt động của tổ chức, cả trong thế giới thực và thế giới số.Thí dụ, dùng AI để phân tích dữ liệu, phân tích thế giới số, đó cũng chính là dùng AI để phân tích thế giới thực (sau khi đã được số hoá). Vì AI chỉ hiểu ngôn ngữ số, nên muốn dùng nó thì phải số hóa trước. Thế giới thực không có cái gọi là "trăm tay ngàn mắt" của Phật, nhưng trong thế giới số thì AI có thể có năng lực này. Việc phát hiện sớm các sai phạm để nhắc nhở, ''vỗ vai" sẽ giúp cán bộ trưởng thành, tránh được các tai nạn lớn, cũng giúp phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Việc giám sát, phân tích, đánh giá online kịp thời sẽ giúp đẩy nhanh việc phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới, đất nước sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn. Bởi vì, điều kiện của phân cấp, ủy quyền là nhìn thấy.

Về làm thí điểm rồi phổ cập. Làm thí điểm thành công rồi phổ cập. Cái mới thì làm thí điểm. Làm thí điểm thì người đứng đầu chỉ đạo làm. Thí điểm thì cách làm là quan trọng. Làm thí điểm thì phải làm nhanh, làm đến cùng, làm xong, dùng được, có hiệu quả thiết thực. Cấp trên phải khuyến khích, hỗ trợ cấp dưới làm thí điểm. Thí điểm thì trọng tâm vào chỗ nào có thể tạo ra cái đột phá. Sau thí điểm thành công thì nhanh chóng tổng kết để nhân rộng, phổ cập ra toàn quốc. Phổ cập được thì mới gặt hái được thành công, thu hoạch được mùa màng. Là giai đoạn quyết định của thành công về đổi mới sáng tạo của một quốc gia hay một tổ chức. Phổ cập thì mục tiêu là quan trọng. Giai đoạn phổ cập thì giao mục tiêu cụ thể (có tiêu chuẩn, có chất lượng, có thời hạn), quản lý theo mục tiêu, không quản lý theo cách làm. Đây là giai đoạn đánh giá cán bộ (người đứng đầu) đạt hay không đạt.

Bài 2: Vai trò mang tính quyết định của người đứng đầu trong chuyển đổi số

Theo Cổng TTĐT Bộ TT&TT

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw