Bắc Hà nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông

Vụ đông năm nay, huyện Bắc Hà gieo trồng 311 ha rau, củ các loại, tăng gần 10 ha so với vụ đông năm 2022.

Với khí hậu lạnh, độ ẩm cao, Bắc Hà rất thuận lợi để trồng rau ôn đới trong vụ đông. Chính vì vậy, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính của huyện Bắc Hà, đem lại thu nhập cao cho nông dân. Vụ đông năm 2023, ngoài những cây trồng đã trở thành thương hiệu như su hào, bắp cải, đậu Hà Lan, cải kale, cải ngọt, cải thảo, cải địa phương, súp lơ, củ cải… huyện Bắc Hà trồng thêm cây ngũ gia bì gai, cần tây và ngô ngọt với mục tiêu đáp ứng nhu cầu trong huyện và cung cấp cho các thị trường lớn, nhất là Hà Nội.

z4815134874490_0ef3a6b87fb81830298318759a190520.jpg

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn khai thác hiệu quả đất nương đồi, đất ruộng, đất trồng cây ăn quả ôn đới để trồng cây vụ đông, tạo thành vùng nông sản hàng hóa. Hiện có không ít hợp tác xã nông nghiệp đã đầu tư hoặc liên kết đầu tư sản xuất vụ đông trên địa bàn huyện. Đơn cử như Hợp tác xã rau, quả sạch Bắc Hà đã trực tiếp đầu tư và thu mua rau vụ đông trên địa bàn huyện để cung cấp cho các trường học tại thành phố Hà Nội, trong đó có cả một số trường quốc tế, với nhu cầu 3 tấn rau xanh/ngày. Nếu đầu tư thâm canh tốt, vụ đông cho thu nhập khoảng 180 - 200 triệu đồng/ha.

z4815134884289_d6b023061c08cc8797a7c01e04988d29.jpg

Để sản xuất vụ đông thắng lợi, huyện Bắc Hà chỉ đạo ngành nông nghiệp địa phương lựa chọn cơ cấu cây trồng và bố trí thời vụ hợp lý, phù hợp với tình hình thời tiết, thị trường tiêu thụ; tăng cường trồng rau vụ sớm nhằm hạn chế tối đa tình trạng khan hiếm hàng hóa hoặc sản xuất tràn lan khó tiêu thụ sản phẩm; trồng luân canh, xen canh, rải vụ các loại rau ăn lá và tăng cường đầu tư chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

z4815144055492_2f0e7d2d505eeca49803715e48508883.jpg

Mỗi xã, thị trấn lựa chọn và chỉ đạo thực hiện thành công ít nhất 1 mô hình sản xuất như mô hình cây trồng mới, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thuê đất, nhân công lao động... Tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như IPM, ICM, thực hành nông nghiệp tốt GAP, sản xuất hữu cơ để tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh gây hại và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận đối với cây trồng. Đẩy mạnh liên kết sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia sản xuất vụ đông, ổn định đầu ra sản phẩm. Đặc biệt, huyện sẽ huy động, lồng ghép các nguồn vốn khác nhau để hỗ trợ đầu tư phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn trong vụ đông này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất lúa, Hà Nội đẩy mạnh phát triển vùng trồng tập trung theo hướng an toàn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất sản phẩm an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

fb yt zl tw