Australia sắp cấm mạng xã hội với người dưới 16 tuổi

Hạ viện Australia đã thông qua dự luật mang tính bước ngoặt, theo đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dự luật được Hạ viện thông qua vào ngày 27/11 nhắm vào các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok, Facebook, Instagram và X với mức phạt lên tới 50 triệu đô la Australia (32 triệu USD) nếu các nền tảng này không tuân thủ lệnh cấm.

Sau khi được thông qua với 103 phiếu thuận so với 13 phiếu chống, dự luật sẽ được chuyển đến Thượng viện, nơi dự kiến cũng sẽ được thông qua với sự ủng hộ của các đảng lớn của Australia.

Nếu lệnh cấm trở thành luật, các công ty truyền thông xã hội sẽ có một năm để tìm cách tuân thủ lệnh này.

Các công ty công nghệ đã kêu gọi chính phủ Australia hoãn cuộc bỏ phiếu cho đến ít nhất là tháng 6 năm sau, khi kết quả nghiên cứu về công nghệ xác minh độ tuổi dự kiến được công bố.

“Nếu không có những kết quả như vậy, cả ngành công nghiệp và người dân Australia sẽ không hiểu được bản chất hoặc quy mô của yêu cầu đảm bảo độ tuổi theo dự luật, cũng như tác động của các biện pháp như vậy đối với người dân Australia. Theo hình thức hiện tại, dự luật này không nhất quán và không hiệu quả”, chủ sở hữu Facebook và Instagram cho biết trong một tuyên bố vào tuần này.

Dự luật đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các nhà lập pháp, những người cho rằng lệnh cấm là cần thiết để ngăn chặn những tác động có hại của mạng xã hội đối với trẻ em.

Mặc dù vậy, một số nhà lập pháp đối lập cho rằng luật này không giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của mạng xã hội trong khi vẫn hạn chế quyền của người dân.

“Mục đích thực sự của luật này không phải là để mạng xã hội trở nên an toàn, mà là khiến cha mẹ và cử tri cảm thấy rằng chính phủ đang hành động về vấn đề này”, nhà lập pháp độc lập Zoe Daniel phát biểu trước Quốc hội.

Lệnh cấm cũng đã bị Tổ chức Ân xá Quốc tế và Ủy viên Nhân quyền Australia, Lorraine Finlay chỉ trích, họ cho rằng lệnh cấm sẽ tước đi mạng lưới an toàn xã hội của những đứa trẻ dễ bị tổn thương.

Ủy viên Bảo vệ Quyền riêng tư Australia Carly Kind cũng đặt câu hỏi về tính logic của lệnh cấm: “Chúng ta không nên quá vội vàng chấp nhận rằng phương tiện truyền thông xã hội tệ đến mức cần phải cấm đối với những người dễ bị tổn thương nhất. Những thay đổi, ngay cả những thay đổi nhỏ, cũng có thể định hình tích cực cho môi trường đó”.

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ngày 9-5, Nga và Belarus cùng các nước thuộc Liên Xô trước đây tổ chức kỷ niệm một ngày lễ lớn: 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025), một trong những cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết cục cuộc chiến này có ý nghĩa thời đại đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới, làm thay đổi căn bản và hoàn toàn cục diện chính trị quốc tế và đặt nền móng cho trật tự thế giới đương đại.

fb yt zl tw