Áp dụng công nghệ mới, tăng tỉ lệ chuyến bay đúng giờ tại sân bay Tân Sơn Nhất

Từ 00 giờ ngày 1/2/2024, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất chính thức áp dụng mô hình phối hợp ra quyết định tại cảng hàng không sân bay (A-CDM), tăng tỉ lệ cất, hạ cánh chuyến bay đúng giờ hơn trước.

Khai thác mô hình A-CDM tại trung tâm AOCC- Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đánh dấu thành công sau 3 năm nỗ lực của Cảng và các bên tham gia.

Đây là một cột mốc rất quan trọng, đánh dấu thành công sau 3 năm nỗ lực của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất và các bên tham gia như hãng hàng không, dịch vụ mặt đất, quản lý bay... Tân Sơn Nhất chính thức trở thành sân bay phối hợp ra quyết định (A-CDM) trên bản đồ sân bay trong khu vực và trên thế giới.

Đại diện sân bay Tân Sơn Nhất nhận xét đây là một cột mốc rất quan trọng, đánh dấu thành công sau ba năm nỗ lực của sân bay Tân Sơn Nhất và các hãng hàng không, đơn vị tham gia.

Chia sẻ cụ thể về mô hình A-CDM (Airport Collaborative Decision Making), đại diện Cảng HKQT Tân Sơn Nhất cho biết: Q-CDM được hiểu là quy trình đã thống nhất giữa các đơn vị điều hành khai thác tại sân bay. A-CDM cung cấp nền tảng để các đơn vị phối hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ công tác ra quyết định tại cảng hàng không sân bay.

Mục tiêu là quản lý tắc nghẽn tại sân bay, tăng hiệu quả lập kế hoạch khai thác, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, khả năng dự báo và nâng cao tính đúng giờ của chuyến bay.

Từ đó, mô hình này giảm thiểu lãng phí sử dụng slot và quản lý luồng không lưu. Giảm thiểu ùn tắc trên sân đỗ và đường lăn. Giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu do việc giảm thời gian lăn..

Tân Sơn Nhất là sân bay cửa ngõ khu vực phía Nam, lượng khách thông qua cảng đến cuối 2023 đạt 42 triệu lượt.

Tân Sơn Nhất là sân bay cửa ngõ khu vực phía Nam, có tần suất cất hạ cánh cao nhất cả nước (xấp xỉ 260.000 lượt cất hạ cánh). Sản lượng khách thông qua cảng đến cuối 2023 đạt 42 triệu lượt, gấp rưỡi so với công suất khai thác thiết kế, quá tải về hạ tầng và năng lực khai thác. Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật hiện hữu cũng chưa đồng bộ, các hệ thống thông tin chuyến bay được các bên liên quan tự phát triển nội bộ dẫn đến việc chia sẻ thông tin giữa các đơn vị gặp khó khăn.

Khi áp dụng A-CDM, đại diện Tân Sơn Nhất kỳ vọng hiệu quả và lợi ích mang lại giúp hoạt động điều phối chuyến bay sẽ thuận tiện, hạn chế tình trạng chậm chuyến. Áp dụng chính thức ngay dịp Tết là giải pháp cần thiết trong giai đoạn cao điểm đi lại.

Hiện mô hình A-CDM là xu thế chung của các sân bay lớn trên thế giới. Tại châu Âu đã có 32 sân bay triển khai thành công (Amsterdam, Barcelona, Berlin, Brussels, Frankfurt, Geneva, London Heathrow, Munich, Naples, Paris CDG…), 8 sân bay đang thử nghiệm triển khai.

Tại châu Á cũng có khoảng 19 sân bay triển khai A-CDM thành công như Changi (Singapore), Incheon (Hàn Quốc), Thượng Hải, Bắc Kinh, Hong Kong (Trung Quốc), Suvarnabhumi (Thái Lan), sắp tới là Kuala Lumpur (Malaysia)...

Theo Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw