Ấn Độ, Nga xem xét hợp tác kinh tế và thương mại song phương

Hai bên đã đồng ý hợp tác để tận dụng các tiềm năng của quan hệ kinh tế và thương mại song phương Ấn Độ - Nga, bao gồm thông qua giải quyết thâm hụt thương mại và các vấn đề tiếp cận thị trường.

Ấn Độ và Nga ngày 6/3 đã xem xét hợp tác kinh tế và thương mại song phương, bao gồm cả trong vấn đề thâm hụt thương mại. Đây là nội dung được thảo luận giữa Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Nga Denis Manturov trong khuôn khổ cuộc họp Ủy ban liên chính phủ Ấn Độ - Nga về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học công nghệ và văn hóa (IRIGC-TEC).

Diễn ra theo hình thức trực tuyến, cuộc họp đã xem xét tiến độ mà các nhóm công tác và tiểu ban khác nhau đạt được kể từ cuộc họp cuối cùng của Ủy ban, diễn ra tại Moscow vào tháng 11/2022. Cuộc họp cũng là tiền đề để hai bên tiến hành cuộc họp tiếp theo của IRIGC-TEC, sẽ được tổ chức tại New Delhi theo hình thức trực tiếp.

Ấn Độ, Nga xem xét hợp tác kinh tế và thương mại song phương ảnh 1
Ảnh minh họa.

Tuyên bố sau cuộc họp cho biết, hai bên đã đồng ý hợp tác để tận dụng các tiềm năng của quan hệ kinh tế và thương mại song phương Ấn Độ - Nga, bao gồm thông qua giải quyết thâm hụt thương mại và các vấn đề tiếp cận thị trường.

Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Ấn Độ kể từ khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt với Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Hồi tháng trước, Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov cho biết thương mại Nga - Ấn Độ đã chạm mức kỷ lục 30 tỷ USD vào năm 2022 và nguồn cung dầu của Nga cho Ấn Độ đã tăng gấp 36 lần.

Tuy nhiên, điều này cũng đã dẫn đến mất cân bằng cán cân thương mại nghiêng về phía Nga, do xuất khẩu của Ấn Độ vẫn trì trệ.

Ủy ban liên chính phủ là một cơ chế giám sát tiến độ trong hợp tác kinh tế và thương mại song phương Ấn Độ - Nga. Ủy ban này được thành lập theo Hiệp định về Ủy ban liên chính phủ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học công nghệ, được hai bên ký kết vào tháng 5/1992.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Tổng thống Ecuador Daniel Noboa ngày 19/4 đã ban bố lệnh thứ hai về tình trạng khẩn cấp năng lượng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng điện tiếp tục nghiêm trọng tại nước này. Tuyên bố mới nhất khẳng định mục tiêu bảo đảm tính liên tục của dịch vụ điện công cộng ở Ecuador.

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thái Lan vừa tổ chức Tết cổ truyền Songkran hết sức thành công sau khi nước này được UNESCO công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 6/12/2023. Trước Songkran, nghệ thuật biểu diễn Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

fb yt zl tw