70 năm Giải phóng Thủ đô: Du lịch xanh thân thiện và cuốn hút

Đồng hành cùng Thủ đô trong 70 năm sau ngày giải phóng, ngành du lịch ngày càng khởi sắc, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,

Du khách tại làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội (còn gọi là làng hương Xà Cầu). Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Hội tụ các yếu tố phát triển du lịch xanh

Nhiều năm qua, phát triển du lịch xanh, bền vững luôn được Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện để các địa phương, nhất là những tỉnh, thành trọng điểm du lịch thực hiện.

Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tích cực triển khai. Có thể kể đến như: Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo”. Đặc biệt, ngày 4/6/2024, UBND thành phố Hà Nội có kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”, giai đoạn 2024-2025... Những chủ trương, chính sách đồng bộ, thiết thực đã và đang phát huy hiệu quả, tạo nên bức tranh đa sắc trong phát triển du lịch Thủ đô.

Hà Nội có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch xanh bền vững khi hội đủ yếu tố tự nhiên và nhân văn. Thiên nhiên ưu đãi cho Thủ đô hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú. Từ khí hậu 4 mùa rõ rệt, nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào quanh năm, địa hình đa dạng bao gồm đồng bằng trù phú ở nội đô hay những dãy núi đồi uốn lượn ở khu vực Sóc Sơn, Ba Vì...

Du khách tham quan Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: TTXVN phát

Hà Nội còn sở hữu hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc. Theo Sở Văn hóa và Thể thao, trên địa bàn thành phố có gần 6.000 di tích lịch sử, văn hóa. Hệ thống nghề và làng nghề của Hà Nội cũng rất phong phú và đa dạng với 47 nghề/52 nghề truyền thống của cả nước; 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề và làng nghề truyền thống thuộc 23 quận, huyện và thị xã… đã được công nhận.

Nắm bắt xu thế phát triển du lịch bền vững, nhiều điểm du lịch vùng ngoại thành Hà Nội đang linh hoạt, chuyển biến mạnh mẽ, xây dựng không gian xanh, sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường trong hoạt động du lịch. Các điểm du lịch tại Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức, Thạch Thất… cải tạo cảnh quan, xây dựng và đưa vào khai thác nhiều sản phẩm du lịch xanh, hấp dẫn du khách như Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), du lịch cộng đồng tại huyện Thạch Thất, làng hương Quảng Phú Cầu…

Ở nội thành, nhiều năm qua, Hà Nội đã triển khai nhiều hình thức như đưa du khách khám phá phố cổ bằng xe điện, xe xích lô, bố trí cho khách trải nghiệm, tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, ẩm thực Việt bằng xe đạp... Từ năm 2019, thành phố đã khởi động mô hình du lịch không khói thuốc ở 30 điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa tại quận Hoàn Kiếm như: Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, chùa Bà Đá, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Phụ nữ, Thư viện Quốc gia, Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Hàm Long, Nhà tù Hỏa Lò, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, Rạp Công nhân… Đây là các điểm thu hút đông du khách tham quan, qua đó góp phần tạo dấu ấn về một Hà Nội xanh - sạch - đẹp - thân thiện và văn minh.

Ngày 25/3/2024, tại hội thảo tập huấn về “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch gắn với xây dựng sản phẩm du lịch xanh”, tuyến du lịch xanh Hà Nội - Ninh Bình đã được giới thiệu. Tuyến du lịch này hình thành sẽ kết nối các đơn vị cung ứng dịch vụ theo tiêu chí xanh để đưa ra thị trường sản phẩm phù hợp với thị hiếu du khách, hướng tới phát triển bền vững.

Hướng tới tương lai xanh bền vững

Buổi chiều mùa thu Hà Nội nắng vàng như rót mật làm nao lòng du khách. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Chú trọng phát triển du lịch xanh là một xu hướng tất yếu, hướng đến phát triển du lịch Thủ đô bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch xanh vẫn gặp không ít trở ngại do ý thức của một bộ phận đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng trong bảo vệ môi trường, cảnh quan, thiên nhiên chưa cao. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch đề xuất: Để du lịch phát triển xanh, trở thành ngành dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp với năng lực cạnh tranh cao, Hà Nội cần làm tốt và quảng bá hiệu quả hơn thế mạnh về di tích lịch sử hấp dẫn, đặc sắc, di sản văn hóa thế giới. Đồng thời quy hoạch nguồn xả thải hiệu quả, góp phần vào mục tiêu “net-zero” mà Chính phủ cam kết triển khai.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Người dân tại các khu, điểm du lịch cần được đào tạo thường xuyên kỹ năng đón tiếp khách, cách làm du lịch cộng đồng, xây dựng sản phẩm trải nghiệm thân thiện, gần gũi thiên nhiên, dịch vụ lưu trú đủ tiêu chuẩn...

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang thông tin: Những tháng cuối năm, Thủ đô tập trung thực hiện nhiều chương hấp dẫn, thu hút du khách, nhất là trong dịp cao điểm kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Cùng với đó, Sở tập trung xây dựng mô hình thí điểm phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025; triển khai Kế hoạch xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế tại các làng nghề và điểm du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Sở tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông trong nước, quốc tế.

Theo định hướng, đến năm 2025, ngành Du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, góp phần thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển. Mục tiêu của thành phố là xây dựng du lịch trở thành ngành dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp với năng lực cạnh tranh cao; chủ động nắm bắt xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế; lấy khoa học, công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao làm nhân tố đột phá để phát triển du lịch.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, thành phố tiếp tục đổi mới tư duy phát triển du lịch, chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp du lịch có các giải pháp tiết kiệm năng lượng, xử lý rác thải, hạn chế dùng túi ni-lông và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Thành phố tập trung chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường. Song hành với các kế hoạch chuyên đề phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, Hà Nội triển khai mạnh Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 4/3/2022 của UBND thành phố về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2022-2025.

Cùng với đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, những giải pháp đồng bộ kể trên sẽ góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu, sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của du lịch Thủ đô…

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thống nhất kế hoạch tham gia Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024

Thống nhất kế hoạch tham gia Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024

Sáng 5/11, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp thống nhất nội dung Kế hoạch tham gia gian hàng và phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

“Khám phá Tây Bắc” tại bản Cát Cát

“Khám phá Tây Bắc” tại bản Cát Cát

Với mong muốn đem đến du khách nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị hơn, từ ngày 2/11/2024 - 30/12/2024 bản Cát Cát (thị xã Sa Pa) mở chương trình kích cầu du lịch "Khám phá Tây Bắc" với những hoạt động hấp dẫn. Đó là gì, chúng ta hãy cùng nhau khám phá qua video dưới đây nhé!

Lượng khách Việt Nam du lịch Australia tăng vọt

Lượng khách Việt Nam du lịch Australia tăng vọt

Theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Australia, số lượng khách du lịch từ Việt Nam đến Australia đã tăng đáng kể từ sau dịch Covid-19. Tính đến tháng 8/2024, có gần 178.000 lượt khách Việt Nam đã đến thăm Australia trong 12 tháng vừa qua.

Kể chuyện văn hóa Việt trên biển

Kể chuyện văn hóa Việt trên biển

Một bảo tàng nghệ thuật trên biển là trải nghiệm giúp Lux Group nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dòng khách Âu. Tuy nhiên, Heritage Bình Chuẩn không chỉ có những bức tranh.

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Ngày 30/10, tại Trung tâm Không gian văn hóa Khê Cốc, khu Di sản thế giới Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Liên chi hội Đào tạo du lịch Việt Nam cùng Dự án "Vườn ươm Tài năng văn hóa du lịch", các tổ chức trong ngành du lịch, đối tác quốc tế đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế".

Thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch ở Việt Nam

Thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch ở Việt Nam

Ngày 29/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học “Những xu hướng mới trong đầu tư phát triển du lịch ở Việt Nam”, thu hút sự tham gia của đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp du lịch.

Chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ

Chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ

Tại hội thảo bàn về sự hài lòng của khách khi trải nghiệm du lịch Việt Nam diễn ra mới đây, theo ý kiến từ giới chuyên môn và các đơn vị kinh doanh, vấn đề nhà vệ sinh chính là nỗi đau đầu của những người làm du lịch trong khu vực, nhất là ở nước ta từ nhiều năm qua.

Trekking đường đá trăm tuổi

Trekking đường đá trăm tuổi

Một con đường lát đá có tuổi đời hàng thế kỷ kéo dài từ huyện Bát Xát (Lào Cai) tới TP Lai Châu đã trở thành điểm đến yêu thích của những người yêu đi bộ du lịch (trekking).

fbytzltw