7 quốc gia tham dự Liên hoan Phim tài liệu Việt Nam - châu Âu

Sáng 18/9, tại Hà Nội, Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hiệp hội các Viện Văn hóa và các Đại sứ quán châu Âu (EUNIC) tổ chức gặp gỡ báo chí giới thiệu Liên hoan Phim tài liệu Việt Nam - châu Âu diễn ra từ ngày 22 - 28/9, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Đây là sự kiện văn hóa thường niên, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong những năm qua, với sự tham dự của 7 quốc gia gồm: Anh, Áo, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Phần Lan, Bỉ (Phái đoàn Wallonie-Bruxelles) và nước chủ nhà Việt Nam.

Mỗi buổi chiếu, khán giả sẽ được thưởng thức một bộ phim tài liệu của Việt Nam và một phim tài liệu nước ngoài. Liên hoan cũng giới thiệu những bộ phim tài liệu của các tác giả độc lập người Việt Nam. Mỗi bộ phim tham dự Liên hoan phim năm nay tuy mang thông điệp riêng, nhưng tựu chung, khán giả yêu điện ảnh tài liệu sẽ có cơ hội để khám phá thêm về đất nước, con người và những nền văn hóa khác nhau.

Đạo diễn, NSƯT Trịnh Quang Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương giới thiệu về Liên hoan Phim.

Đạo diễn, NSƯT Trịnh Quang Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương giới thiệu về Liên hoan Phim.

Nối tiếp những thành công của các kỳ trước, Liên hoan Phim tài liệu Việt Nam - châu Âu lần thứ XIII là hoạt động giao lưu văn hóa đặc sắc, điểm nhấn của hành trình hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực điện ảnh.

Liên hoan phim năm nay quy tụ 19 tác phẩm điện ảnh tài liệu đặc sắc, trong đó có 7 phim quốc tế của các nước: Áo, Bỉ, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Phần Lan). Việt Nam tham dự 12 tác phẩm, trong đó có 9 phim của Hãng Phim tài liệu và khoa học Trung ương, 3 phim của các tác giả độc lập.

Cảnh trong phim “Những đôi chân không mỏi” của đạo diễn Đào Đức Thanh.

Cảnh trong phim “Những đôi chân không mỏi” của đạo diễn Đào Đức Thanh.

Trong số các tác phẩm của nước chủ nhà Việt Nam tham dự Liên hoan Phim có hai bộ phim mang giá trị nhân văn sâu sắc, đó là: “Những đôi chân không mỏi” của đạo diễn Đào Đức Thanh. Bộ phim khắc họa chân dung và khai thác những câu chuyện cảm động của các nhân viên bưu tá. Họ luôn tận tâm, trách nhiệm với nghề để mang lại niềm vui, thông điệp kịp thời tới những người dân nơi vùng sâu, vùng xa, dù phải vượt qua nhiều gian khó, thậm chí đối mặt với nguy hiểm.

“Bí ẩn từ lòng đất” của đạo diễn Phùng Ngọc Tú là một bộ phim khoa học ghi lại và khắc họa những con người đã một thời cống hiến, nghiên cứu, dành những tri thức của mình chinh phục dòng sông Đà. Từ khối óc của mình, GS, TS khoa học Phan Trường Thị cùng các nhà khoa học khác vẽ bản đồ địa chất làm cơ sở tìm nền móng cho đập thủy điện Hòa Bình và Sơn La.

Đạo diễn, NSƯT Trịnh Quang Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách Hãng Phim tài liệu và khoa học Trung ương cho biết: Thông qua các bộ phim, khán giả có dịp tìm hiểu về văn hóa, con người, xã hội Việt Nam cũng như các nước khác; đồng thời khám phá các vùng đất cũng như các vấn đề đương đại qua những tác phẩm điện ảnh.

Báo Quân đội nhân dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw