61.500 người bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất tại Tây Tạng

Theo thông tin được đưa ra tại buổi họp báo về công tác cứu hộ, cứu nạn trong trận động đất xảy ra ở Khu tự trị Tây Tạng diễn ra chiều 9/1, tính đến thời điểm hiện tại, số người bị ảnh hưởng bởi trận động đất lên tới 61.500.

Lực lượng cứu hộ tại hiện trường động đất ở huyện Dingri thuộc Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Lực lượng cứu hộ tại hiện trường động đất ở huyện Dingri thuộc Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Hách Đào, Phó giám đốc Sở Quản lý tình trạng khẩn cấp Khu tự trị Tây Tạng cho biết hiện đã có 224 điểm tái định cư được thành lập với 12.730 lều trại đã được dựng; 47.500 người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai đã hoàn thành việc tái định cư ban đầu và nhu cầu sống cơ bản của họ đã được đảm bảo.

Cũng tại buổi họp báo, ông Lý Tu Vũ, Giám đốc Sở Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn Khu tự trị Tây Tạng cho biết, theo điều tra sơ bộ, tính đến thời điểm hiện tại, trận động đất đã khiến 3.612 ngôi nhà bị sập.

Lý giải về nguyên nhân khiến nhà cửa bị hư hại nghiêm trọng trong trận động đất này, ông Lý Tu Vũ cho rằng, có 3 nguyên chính gồm cường độ động đất lớn; tâm chấn nông, sức tàn phá mạnh; tâm chấn nằm gần các thị trấn và làng mạc xung quanh.

Hiện nay, Sở Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn Khu tự trị Tây Tạng đang tổ chức lực lượng chuyên môn kỹ thuật nhanh chóng đến khu vực thiên tai để kiểm tra toàn diện các ngôi nhà trong vùng thiên tai, kịp thời loại bỏ nguy hiểm, đồng thời tiến hành đánh giá thiệt hại một cách đồng bộ, tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phục hồi và tái thiết sau thảm họa trong tương lai.

Tính đến sáng 9/1, tổng cộng có 1.095 dư chấn đã được ghi nhận sau khi trận động đất mạnh có độ lớn 6,8 làm rung chuyển Khu tự trị Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc hôm 7/1. Trận động đất đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 126 người, làm bị thương 188 người khác và hàng nghìn ngôi nhà bị sập. Chính quyền Trung Quốc xác nhận đây là một trong những trận động đất gây thiệt hại lớn nhất tại Tây Tạng trong nhiều năm qua.

Theo suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do thảm họa cháy rừng

Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do thảm họa cháy rừng

Thảm họa cháy rừng tại Mỹ đang gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Lễ tang cấp nhà nước của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter diễn ra vào ngày 9/1 tại Nhà thờ Quốc gia Washington đã mang đến một khoảnh khắc đặc biệt khi các nhà lãnh đạo chính trị nước này tạm gác lại những bất đồng để cùng nhau tưởng nhớ vị Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ (từ năm 1977 đến năm 1981).

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Trong 5 năm qua, người dân ở Pháp và một số nước châu Âu đã không còn xa lạ với “Tháng Một không cồn”, nhất là giới trẻ. Đây là một phong trào cộng đồng mang tính thử thách khuyến khích người tham gia phải tìm mọi cách để không tiếp cận bia rượu và các sản phẩm có cồn trong suốt tháng Một. Chỉ tính riêng “cuộc đua” năm ngoái, đã có tới 4,5 triệu người Pháp hưởng ứng phong trào này.

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.

Dự báo 2025: Các nền kinh tế Đông Nam Á vượt những "cơn gió ngược"

Dự báo 2025: Các nền kinh tế Đông Nam Á vượt những "cơn gió ngược"

Năm 2025 được dự báo là năm đầy thách thức đối với các quốc gia Đông Nam Á, khi các nước này tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đối mặt với suy thoái, nhiều căng thẳng địa chính trị cũng như sự phân mảnh thương mại, đặc biệt là mức thuế quan mới từ Mỹ - quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

fb yt zl tw