6 tháng đầu năm 2023, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh thu hút hơn 36,3 triệu lượt khách du lịch

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Nhóm hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức 14/25 hoạt động; thu hút hơn 36,3 triệu lượt khách du lịch, đạt 55,4% kế hoạch năm với tổng doanh thu du lịch gần 105.000 tỷ đồng.

Năm 2023, tỉnh Lào Cai là Trưởng nhóm hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ những tháng cuối năm 2022, Lào Cai đã chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố sớm xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch hoạt động chung của Nhóm hợp tác năm 2023. Đồng thời thời chú trọng việc kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ Thường trực và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa 08 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh.

6 tháng đầu năm 2023, các tỉnh, thành phố trong Nhóm hợp tác thường xuyên phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong công tác quảng bá, xúc tiến, kêu gọi thu hút đầu tư các tập đoàn, dự án du lịch lớn tại địa phương; tình hình phát triển du lịch địa phương thông qua việc ban hành các Đề án, Nghị quyết, Quy hoạch, Kế hoạch trung và dài hạn; tăng trưởng thị trường khách du lịch; các vấn đề tiêu cực, hành vi vi phạm trong hoạt động du lịch; thiết lập hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động xúc tiến du lịch chung giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác phát triển sản phẩm du lịch

Nhờ sự chủ động, tích cực tham mưu triển khai hiệu quả Chương trình hợp tác, các tỉnh, thành phố đã từng bước phục hồi và phát triển các hoạt động du lịch; đặc biệt đã tăng cường xây dựng các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng dịch vụ các sản phẩm mang tính thương hiệu vùng 08 tỉnh Tây Bắc mở rộng.

Đến nay, các tỉnh/thành phố Nhóm hợp tác đã truyền thông, giới thiệu, quảng bá đến du khách, các doanh nghiệp lữ hành 03 miền Bắc - Trung - Nam về tour du lịch liên kết và từng bước đưa vào khai thác hiệu quả tour du lịch kết nối các tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh theo thỏa thuận hợp tác chung như: Tour Về miền đất Tổ - Cội nguồn dân tộc (Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội - Phú Thọ - Lai Châu - Sa Pa, Bảo Yên (Lào Cai) - Quảng Bình, Đồng Văn (Hà Giang)). Tour Bản Hùng ca Tây Bắc (Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Sa Pa (Lào Cai) - Hà Giang). Tour Hương sắc vùng cao (Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội - Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần, Hoàng Su Phì, Đồng Văn (Hà Giang)). Sản phẩm du lịch gắn kết Lào Cai (Bắc Hà - Si Ma Cai “Lử Thẩn”) - Hà Giang (Xín Mần). Sản phẩm du lịch liên kết giữa các tỉnh trên tuyến “Vòng cung Tây Bắc” được nhiều doanh nghiệp lữ hành tại khu vực và cả nước quan tâm xây dựng tour, giới thiệu đến du khách và trở thành sản phẩm du lịch được nhiều du khách lựa chọn trong hành trình khám phá Tây Bắc.

Hợp tác khai thác và phát huy hiệu quả các Chương trình du lịch mới, các sản phẩm du lịch mang tính khả thi gắn kết các địa phương trong nhóm hợp tác như: Tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà: Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu - Điện Biên. Gắn kết sản phẩm trên tuyến du lịch nối Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai - Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (đỉnh Ky Quan San, đường đá cổ Pavie) và khai thác hiệu quả Khu du lịch đèo Ô Quý Hồ, Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Chương trình khảo sát và Hội thảo “Hành trình kết nối vùng di sản Ruộng bậc thang quốc gia Tây Bắc”.

Tiếp tục kết nối, mở rộng duy trì chuỗi cung ứng bán sỉ, bán lẻ, hệ thống các siêu thị, khu, điểm du lịch để giới thiệu các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, sản phẩm OCOP của 08 tỉnh Tây Bắc mở rộng đến thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Hình ảnh một số hoạt động du lịch Nhóm hợp tác trong 6 tháng đầu năm 2023.

Các tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch liên tỉnh, liên vùng không chỉ đối với các địa phương trong Nhóm hợp tác. Trong đó tỉnh Lào Cai triển khai “Thỏa thuận khung hợp tác giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và vùng Nouvelle Aquitaine (Cộng hòa Pháp) giai đoạn 2021 - 2023; tổ chức 01 đoàn Famtrip khảo sát, tuyên truyền, quảng bá tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch tại xã Bảo Hà, xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) - Bản Liền, Tả Van Chư, Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) - xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhằm khai thác tiềm năng lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh Phú Thọ tổ chức đón đoàn doanh nghiệp lữ hành Inbound và Landtour Tây Bắc khảo sát, liên kết xây dựng tour du lịch Phú Thọ liên kết Tây Bắc, đẩy mạnh quảng bá xúc tiến thu hút khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm 2023… Tỉnh Yên Bái tổ chức Presstrip gồm các doanh nghiệp lữ hành đến từ thành phố Hà Nội, các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Thọ, An Giang khảo sát các sản phẩm dịch vụ du lịch mới… Tỉnh Sơn La xây dựng Kế hoạch tổ chức chương trình khảo sát đánh giá sản phẩm du lịch và xây dựng Tour du lịch Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn (Lào). Tỉnh Hà Giang tổ chức các Chương trình hợp tác Hà Giang - Vân Nam (Trung Quốc); các hoạt động hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh Việt Bắc.

Tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch

Các thành viên Nhóm hợp tác đã chủ động, tích cực tổ chức và tham gia các sự kiện quảng bá du lịch thường niên, các sự kiện chung như: Hội chợ Du lịch Tây Bắc tại tỉnh Phú Thọ trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ thu hút hơn 1 triệu lượt khách tham gia trải nghiệm; Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII; Tuần Du lịch - Văn hóa Tây Bắc tại thành phố Cần Thơ đón khoảng 51.000 lượt khách và trên 50 doanh nghiệp lữ hành địa phương đến tham quan và tìm hiểu thông tin về du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh; Festival “Tinh hoa Tây Bắc - kết nối khát vọng xanh 2023” gắn với Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh thu hút hơn 100.000 lượt khách và trên 200 doanh nghiệp lữ hành; Tuần Du lịch - Văn hóa Tây Bắc tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM - Hà Nội; thành lập Đoàn công tác khảo sát, đánh giá tình hình thực tế, các điều kiện tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Bắc tại tỉnh Luông Pha Băng, Lào…

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và quảng bá du lịch trên các trang thông tin điện tử và trên nền tảng mạng xã hội chung như: website dulichtaybac.vn (38.028 lượt truy cập, đăng tải 40 bài viết mới); Fanpage https://www.facebook.com/dulic... Sắc màu Tây Bắc - Thành phố Hồ Chí Minh (đăng tải 485 bài viết và nhiều hình ảnh du lịch đặc sắc các tỉnh, thành viên Nhóm hợp tác, tiếp cận hơn 61.620 lượt, tương tác toàn trang 7.242 lượt).

Duy trì các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch

6 tháng cuối năm 2023, Nhóm hợp tác sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch theo Thỏa thuận hợp tác đã ký kết; trao đổi các thông tin về quản lý nhà nước về du lịch. Thực hiện các nội dung trong chương trình hợp tác: Sự kiện “Lễ kỷ niệm 120 năm Du lịch Sa Pa - 120 years Sa Pa Tourism”; Chương trình: Khảo sát và Hội thảo gắn với công bố sản phẩm du lịch “Hành trình kết nối vùng di sản ruộng bậc thang quốc gia Tây Bắc” (tháng 9/2023); Chương trình khảo sát và xây dựng, phát triển tour du lịch “Hùng vĩ Tây Bắc”; Hội chợ Du lịch quốc tế ITE thành phố Hồ Chí Minh 2023 (tháng 9/2023); Liên hoan các Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; tổ chức chương trình Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Bắc tại tỉnh Luông Pha Băng, Lào (tháng 10/2023); Ngày hội “Sắc màu Sơn La - Tây Bắc” tại thành phố Hồ Chí Minh (quý III/2023); Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò và khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải (tháng 9/2023); Lễ hội Đất Mường năm 2023…

Fanpage https://www.facebook.com/dulic... Sắc màu Tây Bắc - Thành phố Hồ Chí Minh quảng bá hoạt động du lịch trong các tháng cuối năm 2023.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, phối hợp xây dựng Fanpage Sắc màu Tây Bắc - Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu tiềm năng thế mạnh, sản phẩm du lịch của các địa phương. Tăng cường liên kết chia sẻ đường link trên các website quảng bá du lịch của các tỉnh trong Nhóm hợp tác. Đẩy mạnh truyền thông quảng bá về hình ảnh du lịch 08 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh trên các hãng hàng không và các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào hoạt động hợp tác liên kết phát triển du lịch; nâng cao ứng dụng công nghệ vào các hoạt động du lịch, trong công tác quản lý nhà nước cũng như trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thông qua phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, các ứng dụng di động tiện lợi hỗ trợ khách du lịch.

Kết nối các nền tảng trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, bán sản phẩm trên môi trường mạng. Tiếp tục kết nối, mở rộng duy trì chuỗi cung ứng bán sỉ, bán lẻ, hệ thống các siêu thị, khu, điểm du lịch để giới thiệu các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, sản phẩm OCOP của 08 tỉnh Tây Bắc mở rộng đến thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2024; Kế hoạch Festival Tinh hoa Tây Bắc năm 2024.

Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2023:
1. Lĩnh vực phát triển sản phẩm du lịch: Thực hiện chương trình nghiên cứu phát triển mở rộng không gian du lịch vùng II - Đông Bắc. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng sự kiện Festival Cao nguyên trắng mùa hè năm 2023. Tổ chức đoàn khảo sát, tuyên truyền quảng bá tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, các dịch vụ phục vụ du lịch vùng đồng dân tộc thiểu số. Khảo sát xây dựng mô hình du lịch cộng đồng năm 2023 tại các huyện: Bát Xát, Bảo Yên, Bắc Hà và thành phố Lào Cai. Tổ chức thành công các sự kiện/sản phẩm du lịch đặc sắc như: Sa Pa - Thổ cẩm và Hoa năm 2023; tham quan, trải nghiệm tìm hiểu kiến trúc Di tích kiến trúc nghệ thuật Dinh thự Hoàng A Tưởng - huyện Bắc Hà; thử nghiệm các sản phẩm thể thao theo tư vấn của chuyên gia Pháp,…
2. Lĩnh vực quảng bá xúc tiến: Tổ chức “Chương trình chào đón đoàn khách đầu tiên đến tỉnh Lào Cai năm 2023” tại Ga Lào Cai. Tổ chức sự kiện “Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Sa Pa năm 2023”; “Ngày hội Yoga tại Sa Pa”; chương trình xúc tiến du lịch với Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ Hàn Quốc, thành phố Gwangju và một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hàn Quốc, Việt Nam. Tổ chức chương trình xúc tiến du lịch với Đoàn công tác của Cục Văn hóa - Du lịch Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; đón tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Chính phủ nhân dân huyện Hà Khẩu. Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch; số hoá dữ liệu tài nguyên du lịch đồng thời nâng cấp, duy trì hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin Du lịch (laocaitourism.vn), ứng dụng du lịch thông minh chạy hệ điều hành IOS, Android (Lao Cai Tourism); đẩy mạnh các hoạt động thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch trên cổng điện tử; duy trì hoạt động thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch trên nền tảng mạng xã hội: Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube, Google Map và Google Search; đẩy mạnh quảng bá du lịch Lào Cai qua các tài khoản trên ứng dụng Google My Business,… Ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình 120 năm Du lịch Sa Pa - 120 years Sa Pa Tourism; Phát động Chương trình tri ân khách du lịch nhân dịp 120 năm du lịch Sa Pa.
3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch và xúc tiến kêu gọi đầu tư du lịch: Tổ chức Hội thảo phổ biến và áp dụng bộ tiêu chuẩn năng lực chung trong ASEAN về ngành du lịch (ACCSTP), chương trình du lịch chung ASEAN (CATC) theo thỏa thuận nghề du lịch giữa các nước ASEAN (MRA-TP). Tổ chức Hội nghị tuyên truyền công tác bảo vệ tài nguyên du lịch, nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải tại các cơ sở lưu trú, khu điểm du lịch năm 2023. Tập huấn công tác thống kê du lịch và kỹ năng dự báo thị trường khách du lịch năm 2023. Bồi dưỡng nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch tại điểm cho học viên Khu du lịch quốc gia Sa Pa, huyện Bát Xát, Bảo Yên, Văn Bàn. Đào tạo tiếng Pháp cho đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành du lịch của tỉnh. Duy trì hoạt động kiểm tra, theo dõi đánh gia tình hình đầu tư các dự án du lịch.
4. Các sự kiện du lịch tiêu biểu: Tổ chức thành công Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà; Sự kiện Sa Pa - Thổ cẩm và Hoa tại Sa Pa. Đối với sự kiện 120 năm du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã họp Ban Tổ chức, họp báo giới thiệu, phát hành thông cáo báo chí, xây dựng các ấn phẩm, phê duyệt Đề cương kịch bản phóng sự - phim tài liệu.
Một số hoạt động du lịch tiêu biểu của tỉnh Lào Cai 6 tháng cuối năm 2023: Chợ tình Sa Pa 2023; Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) năm 2023; Lễ hội Tình yêu và Hoa hồng “Love and rose festival” năm 2023 (gắn với Giải du lịch thể thao tổng hợp Bắc Hà); Lễ hội Tuyết Sa Pa năm 2023; Lễ hội Hoa và Thổ cẩm Sa Pa; Festival cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2023 chuỗi các sự kiện Thu - Đông 2023; Xây dựng sản phẩm du lịch thực tế ảo tại Nhà du lịch Sa Pa và Nhà du lịch Bắc Hà; Hội thi Hướng dẫn viên giỏi; 05 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch và hướng dẫn viên tại điểm.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw