5 nhà khoa học Việt Nam lọt tốp 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới

Việt Nam có 5 nhà khoa học thuộc top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có ba nhà khoa học liên tiếp lọt danh sách này trong ba năm qua.

5 nhà khoa học Việt Nam lọt tốp 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới ảnh 1
Giáo sư Nguyễn Đình Đức. (Ảnh: ĐHQG HN)

Theo công bố kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Đại học Stanford (Mỹ), Việt Nam có 5 nhà khoa học thuộc top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Dẫn đầu cả nước là hai nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội gồm giáo sư, tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức và phó giáo sư, tiến sỹ Lê Hoàng Sơn. Năm nay, giáo sư Nguyễn Đình Đức tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp hạng 5.949 thế giới (đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật). Phó giáo sư Lê Hoàng Sơn xếp hạng 6.766.

Tiếp đến là giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Hùng (Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) xếp hạng 6.818; giáo sư, tiến sỹ Bùi Tiến Diệu (Đại học Duy Tân) xếp hạng 9.488; giáo sư, tiến sỹ Võ Xuân Vinh (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) xếp thứ 9.528.

Đây là năm thứ ba liên tiếp các giáo sư Nguyễn Đình Đức, Nguyễn Xuân Hùng và phó giáo sư Lê Hoàng Sơn lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất thế giới.

Việt Nam còn có nhiều nhà khoa học khác góp mặt ở vị trí trên 10.000 như Trần Hải Nguyên (Đại học Duy Tân) xếp thứ 14.704, Trần Xuân Bách (Đaị học Y Hà Nội) xếp thứ 19.881, Phạm Thái Bình (Đại học Công nghệ Giao thông vận tải) xếp vị trí 21.588, Hoàng Đức Nhật (Đại học Duy Tân) vị trí 23.301; Đặng Văn Hiếu (Đại học Thăng Long) xếp thứ 31.139; Hoàng Anh Tuấn (Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) xếp thứ 32.938; Phạm Văn Hùng (Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) xếp thứ 37.520; Nguyễn Thời Trung (Đại học Tôn Đức Thắng) vị trí 46.053; Trần Trung (Đại học Hòa Bình) vị trí 48.769; Thái Hoàng Chiến (Đại học Tôn Đức Thắng) vị trí 50.676; Vũ Quang Bách (Đại học Tôn Đức Thắng) xếp thứ 54.001; Nguyễn Trung Kiên (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) xếp vị trí 53.486; Nguyễn Minh Thọ (Đại học Tôn Đức Thắng) xếp vị trí 56.922, Phạm Việt Thành (Đại học Tôn Đức Thắng) xếp thứ 57.491…

Ở bảng xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu trọn đời, Việt Nam cũng có nhiều nhà khoa học được xướng tên như giáo sư Nguyễn Minh Thọ (Đại học Tôn Đức Thắng), giáo sư Nguyễn Xuân Hùng (Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh), giáo sư Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội) và cố giáo sư Hoàng Tụy (Viện Toán học),giáo sư Trần Hiền Trinh (Đại học Oxford, Mỹ)…

Kết quả xếp hạng đã cho thấy những nỗ lực trong hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như hội nhập trong công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam, từ đó khẳng định vị thế của Việt Nam trong hoạt động nghiên cứu khoa học trên thế giới.

Vietnnam+

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

fb yt zl tw