1 triệu doanh nghiệp chuyển đổi số sẽ tạo thị trường cho sản phẩm số Việt Nam

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để các doanh nghiệp tin tưởng, bắt tay vào chuyển đổi số, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ phải đi trước và chuyển đổi số thành công.

VCCI phải chuyển đổi số trước khi kêu gọi doanh nghiệp cùng tham gia

Chiều 30/7, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công đã ký Thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ xúc tiến đầu tư - thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2024-2026, tầm nhìn 2030.

Mong muốn buổi lễ diễn ra với tinh thần gọn nhẹ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng không chuẩn bị bài phát biểu. Tuy nhiên, trước những trăn trở của lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ngay sau lễ ký, người đứng đầu Bộ TT&TT đã cùng đối thoại với ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để gợi mở cách làm, cách chuyển đổi số các doanh nghiệp Việt Nam. Theo chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chương trình chuyển đổi số Quốc gia đã bước sang năm thứ 5. Từ kinh nghiệm 4 năm triển khai, Bộ TT&TT đúc rút và nhận thấy, để chuyển đổi số, việc đầu tiên cần làm là người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp phải ra quy định, bắt buộc nhân viên nhập liệu công việc của mình lên môi trường số.

Khi tất cả thông tin đã được số hóa, người phụ trách tổ chức, doanh nghiệp chỉ cần đưa ra yêu cầu. Việc xử lý các dữ liệu sau đó sẽ là vai trò của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, thông qua các công nghệ như AI. Nếu làm được như vậy, chuyển đổi số không phải việc khó, mà được thực hiện chỉ bằng một quyết định hành chính.

6.jpg
Màn đối thoại về chuyển đổi số giữa Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và người đứng đầu VCCI.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số quan trọng nhất là từ “chuyển đổi”. Chỉ người đứng đầu mới có đủ uy tín, thẩm quyền để thay đổi thói quen, cách làm việc, mới đủ quyền lực để huy động nguồn lực, chi phí thực hiện quá trình chuyển đổi. Điều này cũng khiến chuyển đổi số dễ dàng hơn khi chỉ phụ thuộc vào duy nhất một người.

“Anh Công phải chuyển đổi số trước trong VCCI, biết nó là gì, trải nghiệm, cảm nhận nó, trước khi kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số. Muốn chuyển đổi số thành công, người đứng đầu phải thực sự muốn làm, trực tiếp làm và trực tiếp dùng, thành thạo sử dụng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nếu VCCI tuyên bố chuyển đổi số và thực hiện thành công, điều này sẽ tạo cảm hứng, niềm tin cho các hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ TT&TT sẽ giúp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chuyển đổi số toàn diện trong 3 tháng.

Sau khi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thành công, Bộ TT&TT và VCCI sẽ chính thức triển khai thỏa thuận vừa ký kết, kêu gọi 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, từ đó tạo ra thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Theo ông Phạm Tấn Công, VCCI nhận thức rõ, chuyển đổi số là cơ hội để tăng trưởng kinh tế và phát triển doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp công nghệ, chuyển đổi số là thị trường, trong khi với các doanh nghiệp khác, đây là vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

“Tôi rất muốn và rất tin, muốn chuyển đổi số từ nhiều năm trước, nhưng còn loay hoay vì có những vấn đề cũ chưa giải quyết xong, bởi những câu chuyện phía sau, do nhận thức, e ngại nhiều thứ”, Chủ tịch VCCI trăn trở.

Với những chia sẻ đầy tâm huyết của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, người đứng đầu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, ông cảm thấy yên tâm hơn, biết phải bắt đầu từ đâu để làm chuyển đổi số. Trong lịch sử 60 năm tồn tại, VCCI luôn sở hữu tinh thần tiên phong. Do đó, Chủ tịch VCCI khẳng định, người VCCI dám làm, dám tiên phong và dám chuyển đổi số.

Bộ TT&TT và VCCI bắt tay hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp số Việt Nam

Theo thỏa thuận hợp tác, Bộ TT&TT sẽ tư vấn, hỗ trợ xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình chuyển đổi số cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. VCCI sẽ đề xuất giải pháp, môi trường, chính sách tạo lập, hỗ trợ thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

7.jpg
Bộ TT&TT ký Thỏa thuận hợp tác với VCCI về hỗ trợ xúc tiến đầu tư - thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2024 - 2026, tầm nhìn 2030.

Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT & Truyền thông (Bộ TT&TT), nội dung thỏa thuận hợp tác còn bao gồm việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số với thị trường trong nước.

Định kỳ hằng năm, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Bộ TT&TT sẽ cung cấp danh sách các giải pháp, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam tiêu biểu cho VCCI tham vấn, lựa chọn triển khai.

VCCI sẽ thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp hội viên đối với sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ số, chuyển kết quả sang Bộ TT&TT để tổng hợp, gửi các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, giải pháp phù hợp.

Hai bên sẽ cùng tuyên truyền, phổ biến, thúc đẩy chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam. Định kỳ hằng năm, tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, diễn đàn, hội thảo kết nối cung cầu, giới thiệu các sản phẩm công nghệ số Việt Nam tiêu biểu cho cộng đồng doanh nghiệp.

VCCI sẽ lựa chọn đặt hàng 10 sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tiêu biểu trong 10 lĩnh vực để triển khai thí điểm, phục vụ chuyển đổi số.

8.jpg
Trong khuôn khổ sự kiện, lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số với 6 doanh nghiệp Viettel, VNPT, MobiFone, FPT, CMC và MISA.

Theo một nội dung quan trọng trong thỏa thuận hợp tác, Bộ TT&TT sẽ tập hợp cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh, cung cấp giải pháp, dịch vụ công nghệ số cho thị trường nước ngoài; các doanh nghiệp công nghệ số tiềm năng, có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để làm cơ sở phối hợp với VCCI hỗ trợ.

VCCI sẽ giúp các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở nước ngoài; nghiên cứu, khảo sát thị trường, kết nối và giới thiệu đối tác thương mại, cung cấp thông tin, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp và các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

Tại sự kiện, ông Phạm Tấn Công khẳng định, sự phát triển, lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng là một trong những nhóm doanh nghiệp dân tộc quan trọng cần thúc đẩy, hỗ trợ trong bối cảnh cả nước đang tiến hành công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các sản phẩm phẩm công nghệ số Make in Viet Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Theo Vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết:

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “xanh hóa” dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “xanh hóa” dịch vụ công trực tuyến

Sáng 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại Trung tâm Hành chính công thành phố Đà Nẵng tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

PC Lào Cai tổ chức hội thảo “Giới thiệu công nghệ và giải pháp đấu nối cáp ngầm và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện với các thiết bị đấu nối cáp NKT”

PC Lào Cai tổ chức hội thảo “Giới thiệu công nghệ và giải pháp đấu nối cáp ngầm và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện với các thiết bị đấu nối cáp NKT”

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) phối hợp với Công ty TNHH Điện và Xây Dựng GK Việt Nam (GLOTEK) vừa tổ chức thành công hội thảo “Giới thiệu công nghệ và giải pháp đấu nối cáp ngầm và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện với các thiết bị đấu nối cáp NKT”.

Người dân, doanh nghiệp ngày càng được hưởng lợi từ Đề án 06

Người dân, doanh nghiệp ngày càng được hưởng lợi từ Đề án 06

Với mục tiêu “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, Đề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn lao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang phục vụ ở môi trường điện tử hiện đại. Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp không chỉ là mục tiêu, động lực mà còn là trách nhiệm chính trị của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cũng như các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong triển khai những nhiệm

PC Lào Cai triển khai hiệu quả chỉ đạo của các cấp về thực hiện Đề án 06

PC Lào Cai triển khai hiệu quả chỉ đạo của các cấp về thực hiện Đề án 06

Sáng 22/8, đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo Đề án 06 tỉnh Lào Cai đã kiểm tra công tác triển khai và thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" tại Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai).

Nông dân số

Nông dân số

Với sự năng động, sáng tạo, anh Trần Ngọc Huế (dân tộc Tày, thôn Đồng Lục, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng) đã thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ áp dụng công nghệ cao.

fbytzltw