Cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng, chống Covid-19

Bài 1: Hạt nhân tích cực của cơ sở

LCĐT - Công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Lào Cai trong hơn 1 năm qua rất tích cực, quyết liệt, trong đó có nhiều giải pháp mang lại hiệu quả cao. Một bài học kinh nghiệm là tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp để sự nghiệp phòng, chống dịch Covid-19 thực sự là “cuộc chiến của toàn dân”.

Lần tôi tìm gặp cũng là buổi anh Trần Văn Thắng, Trưởng thôn Cửa Suối, xã biên giới Nậm Chạc, huyện Bát Xát đang tham gia dựng chốt phòng dịch Covid-19 cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung. Đã thành lệ thường, công to, việc lớn của thôn, bộ đội có mặt ngay, ngược lại, những chuyện như dựng chốt, mở đường dù đơn vị chưa quá thiếu nhân lực thì anh Thắng vẫn tự giác tham gia. Như cách nói của anh Lý Sín Sẩu, Chính trị viên Đồn Biên phòng A Mú Sung: “Từ lâu anh Thắng đã như anh em ruột trong đơn vị rồi”.

Ở anh Thắng, bên cạnh vẻ chất phác, điềm tĩnh của người đàn ông ngoài ngũ tuần là sự hoạt bát, năng động, sự tận tâm, tận tụy. Không thế mà thôn Cửa Suối với 58 hộ, chủ yếu là đồng bào Mông, đồng bào Dao có ai đi làm xa, ngoại tỉnh hoặc sang bên kia biên giới, làm nghề gì, về nhà ngày nào, buổi tối hay ban ngày, thậm chí là chuẩn bị trở về nhà, anh Thắng đều nắm chắc, nhất là từ khi có dịch bệnh xảy ra. Phương châm của người cán bộ thôn này là nhận được sự tín nhiệm mười mấy năm làm trưởng thôn thì phải hiểu dân, gần dân. Quê gốc vùng xuôi nhưng anh thông thạo cả tiếng Mông, tiếng Dao, bởi thế đồng bào nơi đây luôn coi anh như người trong họ. Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, trong thôn có 1 lao động nữ đang làm việc tại khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang, khi hay tin, nửa đêm anh còn cầm đèn pin tìm đến tận nhà vận động gia đình họ thông tin cho người thân ở lại nơi làm việc. Trò chuyện, thuyết phục có lý, có tình nên gia đình vui vẻ làm theo ngay.

Ông Hoàng Văn Thành thường xuyên tuyên truyền đến người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Ông Hoàng Văn Thành thường xuyên tuyên truyền đến người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Rời Bát Xát, chúng tôi tới thị xã Sa Pa, nơi mới trải qua “đợt sóng” ảnh hưởng bệnh dịch dịp cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa qua. Người chúng tôi tìm gặp đầu tiên là ông Hoàng Văn Thành, Trưởng Ban Công tác mặt trận, Phó Bí thư Chi bộ tổ dân phố số 3, Phó Trưởng Ban bảo vệ dân phố phường Sa Pa. Tổ dân phố số 3 trải dài trên 7 tuyến phố là Thạch Sơn, Ngũ Chỉ Sơn, Thủ Dầu Một, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Tám và Kim Đồng. Ngoài các nhà hàng, cửa hiệu san sát, tổ có tới 35 nhà nghỉ, khách sạn lớn, nhỏ. Ngoài 142 hộ với gần 600 nhân khẩu, tổ dân phố còn có khoảng 70 hộ, hơn 200 nhân khẩu thuộc diện tạm trú nên công tác quản lý hành chính, nắm dân cư là điều không dễ dàng.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Thành nói rằng mấy chục năm làm việc trong cơ quan nhà nước, rồi mấy năm tham gia công tác xã hội, chưa bao giờ ông bận rộn, vất vả, đau đáu trở trăn như những đợt phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua. Đầu năm 2021, khi các tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nội có các ổ dịch lây lan, Sa Pa phải căng mình lên phòng dịch. Chưa hết, đầu tháng 5/2021, sau khi công bố lịch trình di chuyển của bệnh nhân Đ.T.M.H., trú tại Thanh Khê, Đà Nẵng từng có một số ngày du lịch tại thị xã Sa Pa thì sức nóng của ngày hè ở đây bỗng nhân lên gấp bội. Cùng với các “lực lượng tại chỗ”, ông Thành ngày đêm bận rộn với việc nắm tình tình dân cư, tuyên truyền, nhắc nhở thực hiện quy định phòng dịch, tham gia điều tra, truy vết các trường hợp F1, F2, F3. Khi cần kíp, ông làm việc này tới quá nửa đêm, nhưng ông bảo như thế chưa vất vả bằng đi tìm địa chỉ 1 đối tượng F1 từ Bệnh viện K Tân Triều vừa có mặt ở địa bàn.

Ngay sau khi có thông báo từ Hà Nội, ông Thành và các thành viên Tổ phản ứng nhanh gõ từng cánh cửa, hỏi từng người dân và gần hết buổi sáng mới tìm được đối tượng là người nơi khác tới tạm trú nhưng không làm thủ tục đăng ký cần thiết. Thành tích chống dịch có nhiều nhưng điều khiến ông Thành hài lòng nhất là khi được hiến kế với UBND phường cho dán thông báo lên cửa nhà có người thuộc diện F1, F2 để cộng đồng cùng giám sát người bị cách ly. Cách làm này mang lại hiệu quả cao nên đến nay, toàn phường Sa Pa đã áp dụng và được thị xã công nhận, đánh giá cao, một số xã, phường khác làm theo. Ghi nhận những nỗ lực đó của ông Thành, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen đối với ông về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Với tư duy hiện đại, nhạy bén, bà Phạm Thị Mùi, Tổ trưởng tổ dân phố số 18, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai đã thành lập nhóm Zalo để tuyên truyền phòng dịch bệnh rất hiệu quả. Bà Mùi chia sẻ: Tôi làm tổ trưởng dân phố đã hơn 10 năm. Trước đây tuyên truyền, phổ biến nội dung gì cũng phải “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” hoặc thông báo trên loa truyền thanh. Do tình hình dịch phải hạn chế tụ tập, tiếp xúc gần, mạng xã hội đã giúp tôi kết nối với công dân trong tổ. Ban đầu cũng có người ngại tham gia, nhưng thấy cần thiết nên giờ đông lắm rồi.

Bà Mùi cũng cho biết thêm, vừa qua, tổ dân phố có 6 trường hợp F1 thuộc 2 hộ đã được đưa đi cách ly tập trung tại Trung đoàn 254. Trên nhóm Zalo, bà Mùi cập nhật kịp thời thông tin kết quả xét nghiệm, nhắc nhở các hộ thuộc diện F2 thực hiện nghiêm việc cách ly, yêu cầu người dân giám sát lẫn nhau. Bà Mùi cũng triển khai nhanh các chỉ thị, công văn của UBND tỉnh, chỉ đạo của UBND thành phố và phường Cốc Lếu về phòng, chống dịch bệnh trên nhóm Zalo để người dân trong tổ nắm kịp thời, chính xác. Ngược lại, thông tin về cá nhân, người nào có biểu hiện lơ là, chưa thực hiện đúng quy định phòng dịch đều được mọi người đưa lên nhóm hoặc thông báo riêng để bà Mùi nhắc nhở. Cũng như ông Thành, mới đây, bà Mùi vinh dự là 1 trong 4 cá nhân là cán bộ cơ sở trên địa bàn tỉnh được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh nhờ có thành tích trong phòng, chống dịch Covid-19.

Còn rất nhiều tấm gương là tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, bí thư chi bộ, cán bộ công tác mặt trận, cán bộ phong trào, đoàn thể ở cơ sở là những tấm gương tiêu biểu, có hành động thiết thực, cụ thể phòng, chống dịch Covid-19. Họ xứng đáng là những “vị chỉ huy”, hăng hái xông pha, đi đầu trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong những thời điểm cam go.

----------------------------------------

Bài 2: Các “binh chủng” luôn sẵn sàng chiếu đấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

fb yt zl tw