Nhiều đột phá trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ

LCĐT - Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ở các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và y tế.

Nhiều đột phá trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ ảnh 1

Khảo nghiệm giống dưa lưới tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh.

Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh đã nghiên cứu, sản xuất và được công nhận 3 loại giống lúa lai mới chất lượng cao trong cơ cấu sản xuất là LC25, LC212, LC270. Đây là những giống lúa hợp với đồng đất Lào Cai, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao. Ông Nguyễn Bá Thế, Giám đốc Trung tâm Giống nông  nghiệp tỉnh cho biết: Với các loại giống lúa trên, trung tâm không chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất trong tỉnh, mà còn cung cấp giống cho tỉnh bạn Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang với sản lượng bình quân 300 - 400 tấn giống/năm. Năm 2018, trung tâm đã nghiên cứu ra giống lúa thuần chất lượng cao Tân Thịnh 15, năng suất có thể đạt 70 tạ/ha, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống lúa mới chất lượng.

Đối với ngành y tế, nghiên cứu của nhóm bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh được triển khai với đề tài phẫu thuật thay khớp háng bằng vật liệu nhân tạo đối với 42 bệnh nhân. Theo đánh giá của Hội đồng Khoa học - công nghệ tỉnh, người phẫu thuật được mổ điều trị phục hồi chức năng, giúp giảm thiểu chi phí điều trị. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể tự đi lại và tự phục vụ bản thân… Hoặc mô hình nghiên cứu sản xuất giống cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như đương quy, đan sâm, cát cánh tại huyện Bắc Hà đã giúp chủ động nguồn giống sản xuất vùng dược liệu 1.200 ha của huyện, góp phần hoàn thành vùng quy hoạch phát triển dược liệu của tỉnh.

Để đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đời sống, Tỉnh ủy đã triển khai Đề án “Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020”. Sau hơn 4 năm, toàn tỉnh đã bổ sung được 35 giống mới về cây trồng, vật nuôi vào cơ cấu giống của tỉnh với 74 quy trình kỹ thuật sản xuất, 9 giải pháp tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi, y tế, công nghiệp… Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao của 7 loại rau, hoa và mở rộng lên 1.953 ha, giá trị bình quân đạt 260 triệu đồng/ha/năm. Cùng với đó, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đổi mới công nghệ, tổ chức đánh giá trình độ công nghệ sản xuất cho 138/186 doanh nghiệp, 1 doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ nghiên cứu đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng chế biến axit photphoric thực phẩm. Toàn tỉnh hiện có 258 nhãn hiệu được cấp quyền bảo hộ; tỉnh hỗ trợ kinh phí bảo hộ 31 nhãn hiệu, sản phẩm đặc sản mang tên địa danh Lào Cai. Ngoài ra, cập nhật các tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin, tuyên truyền về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đầu tư trang - thiết bị đủ tiêu chuẩn phục vụ công tác quản lý nhà nước về đo lường chất lượng, mở rộng năng lực kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn - hợp quy, giám định một số loại hàng hóa xuất - nhập khẩu và lưu thông trên thị trường tỉnh.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, việc triển khai khoa học - công nghệ trên địa bàn còn không ít khó khăn như: Nhân rộng các kết quả nghiên cứu khoa học còn khó, mô hình ứng dụng chuyển giao công nghệ còn nhỏ lẻ, chưa tạo hấp dẫn cho sản xuất hàng hóa; chưa tạo lập và phát triển được thị trường khoa học và công nghệ; hoạt động đầu tư cho đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp chậm, số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khoa học và công nghệ còn ít; nguồn nhân lực cho nghiên cứu còn thấp, thiếu chuyên gia đầu ngành, mất cân đối giữa các lĩnh vực…

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh có khoảng 10 đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, nhưng không phải đề tài nào cũng thành công và có hiệu quả lớn, mà chỉ những đề tài trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế là hiệu quả mạnh mẽ, nhưng khi chuyển giao công nghệ còn nhỏ, chưa đủ mạnh để xây dựng chuỗi giá trị. Do đó, từ năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho tỉnh đầu tư nâng cao về trình độ nguồn nhân lực khoa học - công nghệ, tăng mức đầu tư cho khoa học - công nghệ và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để hoạt động khoa học - công nghệ đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và trở thành động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. “Chúng tôi sẽ tập trung vào khâu nghiên cứu theo đặt hàng từ các lĩnh vực; xây dựng, phát triển chuỗi sản xuất để khi chuyển giao được lớn mạnh hiệu quả, thiết thực nhất” - ông Nguyễn Đắc Thủy khẳng định.

Năm 2021, UBND tỉnh đã có chỉ đạo tới các cơ quan, sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. Trong đó, việc đặt hàng các nhiệm vụ khoa học - công nghệ phải xuất phát từ những vấn đề có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với địa chỉ ứng dụng trong thực tế. Hy vọng với sự vào cuộc đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sẽ giúp việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ của tỉnh ngày càng phát triển lớn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

fb yt zl tw