“Kích cầu” du lịch từ bảo vệ môi trường, phát huy giá trị di sản bản địa

 Làng Gò Cỏ (xã Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi), nằm biệt lập ngoài biển, nhưng thời gian gần đây, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của Quảng Ngãi. Du khách đến với Gò Cỏ không phải để ở khách sạn 5 sao, mà để có những trải nghiệm chìm sâu vào ký ức, cảm nhận dấu vết của mình còn lưu lại đâu đó trong chặng đường tiến hóa hàng ngàn năm.

Bãi biển Gò Cỏ hấp dẫn du khách nhờ vẻ đẹp hoang sơ. 

Một bờ biển có làn nước trong xanh như ngọc bích vỗ về bên bờ cát trắng. Ở Gò Cỏ, một eo biển nhỏ được bao bọc bởi 2 gành đá có những đường vân màu vàng, màu đỏ rực dưới ánh nắng mai. Nước biển ở đây dường như được phản chiếu từ những bờ đá nên trông xanh hơn. Những tảng đá nhỏ nằm ở eo biển này thì phủ rong rêu xanh, quanh năm sóng vỗ rì rào. Tiến sĩ Guy Martini, Tổng Thư ký Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khi đến eo biển nhỏ này đã thốt lên rằng “đây là viên ngọc quý thiên nhiên”.

Gò Cỏ từng được nhắc đến là xứ biệt lập, có sự cách biệt nhất định với cộng đồng xung quanh. Bởi con đường ra eo biển và khu dân cư này phải vượt qua một đồi cát cao và dài. Nhờ sự cách trở đó đã giúp cho con người và cảnh vật nơi đây vẫn giữ nguyên được nét thô mộc và tuyệt đẹp. Những người già trong làng khi gặp lại thì hồi ức rất lâu về chuyện làng quê thời mấy chục năm trước, còn những ngôi nhà trong làng thì cũng đều giữ nguyên nét kiến trúc của nhà từ thập niên 80 của thế kỷ trước.

“Xứ sở bị quên lãng” này 2 năm trở lại đây bỗng dưng được nhắc đến trên bản đồ du lịch. Bởi vì ngôi làng này không chỉ có cảnh sắc đẹp, mà còn nằm cạnh hố khai quật năm 1909 của nhà khảo cổ học người Pháp là Vinet, từ đó phát hiện ra nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây hơn 3000 năm, là 1 trong 3 nền văn hóa lớn trên dải đất Việt Nam (văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo).

Tôi đặt chân đến Gò Cỏ khi những người già ở ngôi làng này vừa trải qua một buổi tập huấn. Mọi người bắt đầu quen với vài từ phổ thông trong tiếng Anh như: “Hello”, “Good bye”, “see you again”... Trên khuôn mặt những lão ngư làm du lịch luôn thấp thoáng 2 cung bậc cảm xúc, đó là nét đăm đăm của thời gian khó, đó là nét hài hước của những con người bắt đầu nhìn thấy tiềm năng mà “ông trời” đang trao cho họ. Nhiều người nói với tôi rằng, “cứ phải vui, cười, nói tiếu lâm cho khách họ đến, trở về thì đều ấn tượng tốt về làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ”.

Ngành du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi từng phối hợp tổ chức Hội thảo "Xây dựng mô hình công viên làng du lịch trên cơ sở phát huy giá trị tổng thể của các nguồn lực văn hóa sinh thái, và con người", lấy Gò Cỏ là mô hình trung tâm, là cú hích cho vùng đất phía Nam của dự án Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh mà tỉnh Quảng Ngãi đang trình lên UNESCO. Ngôn ngữ, tài liệu của hội nghị thì nhiều, những lão ngư ở Gò Cỏ không biết nhớ được bao nhiêu, nhưng có một chủ trương đã trở thành lệ làng ở Gò Cỏ, đó là “giữ gìn tuyệt đối môi trường biển, biển sạch thì Gò Cỏ mới có thể trở thành điểm đến”.

Khoảng 80 hộ dân ở Gò Cỏ giờ đây đã thực hiện nghiêm các quy định về việc rác thải phải tập trung để đốt, nếu ra biển thấy rác thì nhặt và gói mang bỏ hố rác, không xả các chất thải xuống biển. Bà Bùi Thị Vân, một người nông dân chân chất trong làng đã luyện giọng để trở thành người chuyên hát bài chòi để phục vụ du khách. Ông Đoàn Sung, người gây dựng Hợp tác xã du lịch cộng đồng Gò Cỏ, sau khi đi thăm và học hỏi kinh nghiệm nhiều khu du lịch lớn trong nước và quốc tế. Mỗi khi ngồi với ông Sung thì phải tốn khá nhiều thời gian để nghe ông chia sẻ tâm nguyện cuối đời về mô hình du lịch để người dân bản địa có kế mưu sinh. Giá trị lớn nhất là chính cộng đồng sẽ bảo vệ môi trường, phát huy những giá trị di sản bản địa.

Năm 2019, Tiến sĩ Guy Martini, Tổng Thư ký Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO lần đầu tiên đặt chân tới Gò Cỏ. Đi đến hố khai quật khu mộ chum Sa Huỳnh, thăm giếng Chăm, bãi cát vàng, bờ biển với nước xanh như ngọc, ông lập tức bị cuốn hút bởi eo biển Gò Cỏ, nên đã kêu gọi bảo tồn và phát huy giá trị của nơi này. Ngay sau đó, Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương (Pacific Environment) đã hưởng ứng, tài trợ 10.000 USD để thực hiện vấn đề quản lý rác thải.

Những bạn trẻ đi du lịch có thể ghé đến Gò Cỏ. Tấm bảng giá dịch vụ khá rẻ được đặt tại nhiều gia đình làm homestay: Ngủ 80.000 đồng/người; ăn sáng 25.000 đồng, ăn trưa 70.000 đồng... Cô Nguyễn Thị Kiều Diễm, Giám đốc Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ chia sẻ về những địa điểm du lịch độc đáo của Gò Cỏ, đó là du khách đến thăm đường đá cổ Chăm Pa đầy nét xưa, chụp ảnh tại bãi ghành đá có phong cảnh tuyệt đẹp như: Bến Bà Thân, Hang Sáo, Giếng Ông Địa; sáng sớm tinh mơ có thể cùng chèo thuyền trên mặt đầm An Khê...

Nếu ngủ lại Gò Cỏ 1 đêm và khi rời đi, mọi người sẽ cảm thấy dường như vừa trải qua một giấc mơ mà mình bị cuốn về một nơi nào đó rất xa. Đó là vì đã được đắm chìm trong không gian, con người ở một làng quê mà linh hồn là những con đường, bậc đá, xóm làng đầy âm thanh, cuộc sống thời xưa cũ.

TTVH

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.

INFORGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

INFORGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

Trekking là hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để du khách khám phá thiên nhiên và giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, các chuyến trekking sâu trong rừng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Trang bị kĩ năng, kiến thức trước mỗi chuyến đi sẽ giúp du khách có chuyến trekking an toàn.

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Không gian xanh giữa lòng phố

Không gian xanh giữa lòng phố

Một ngày mới bắt đầu bằng nụ cười, bằng sự vận động và tinh thần tích cực, chan hòa cùng thiên nhiên, đó chính là điều mà công viên Đồng Tâm, phường Yên Bái mang lại mỗi buổi sớm.

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đánh giá, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội để khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế, vươn lên là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong nửa cuối năm 2025, toàn ngành xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

fb yt zl tw