Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Hội nghị An ninh Munich 2025 diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - châu Âu rạn nứt nghiêm trọng, đặc biệt về vấn đề Ukraine. Khi Washington và Brussels ngày càng khác biệt trong cách tiếp cận chiến lược, liệu sự chia rẽ này có làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu?

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance. Ảnh: THX/TTXVN
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance. Ảnh: THX/TTXVN

Tờ The Kyiv Post (Ukraine) đưa tin, Hội nghị An ninh Munich lần thứ 61 (MSC) vừa khai mạc tại thủ phủ Bavaria (Đức) trong bối cảnh quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang xuất hiện những rạn nứt nghiêm trọng, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine.

Theo nhận định của Irina Pavlova, chuyên gia truyền thông quốc tế tại Munich, các sự kiện và tuyên bố công khai trước thềm hội nghị đã gióng lên hồi chuông báo động đối với Ukraine. Điều này được thể hiện qua loạt phát ngôn từ phía Mỹ về tương lai cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Khởi đầu là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, làm dấy lên lo ngại tại Kiev về khả năng một "thỏa thuận hòa bình" có thể được ký kết với Moskva mà không có sự tham gia của Ukraine. Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth gây tranh cãi khi phát biểu Ukraine không thể trở thành thành viên NATO và việc Ukraine quay về biên giới trước năm 2014 là "mục tiêu không thực tế", dù sau đó ông đã phần nào rút lại quan điểm này.

Tình hình càng trở nên căng thẳng khi cuộc gặp dự kiến giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky với Ngoại trưởng Marco Rubio và Phó Tổng thống JD Vance của Mỹ bị hoãn. Đáng chú ý, trước đó ông Vance từng tuyên bố "không quan tâm đến những gì sẽ xảy ra với Ukraine".

Trong ngày khai mạc hội nghị, những khác biệt quan điểm giữa hai bờ Đại Tây Dương càng trở nên rõ ràng. Về phía châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh nhu cầu tăng chi tiêu quốc phòng và củng cố năng lực phòng thủ châu Âu. Bà khẳng định Ukraine là "một phần của gia đình châu Âu" và kêu gọi đẩy nhanh quá trình gia nhập EU của nước này.

Ngược lại, phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Vance lại tập trung chỉ trích "sự suy thoái dân chủ" tại châu Âu. Ông cho rằng mối đe dọa lớn nhất với châu Âu không phải là Nga hay Trung Quốc, mà là "sự thoái lui khỏi các giá trị cơ bản" của chính châu Âu.

Phản ứng với quan điểm này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã bác bỏ mạnh mẽ, cho rằng "không thể chấp nhận được" việc so sánh tình hình châu Âu với các chế độ khác. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cảnh báo một "hòa bình giả tạo" ở Ukraine sẽ chỉ tạo điều kiện cho Nga.

Đáng chú ý, trong một phiên thảo luận với các thượng nghị sĩ Mỹ, Tổng thống Zelensky đã bày tỏ thất vọng khi cho rằng "Mỹ chưa bao giờ thực sự muốn Ukraine gia nhập NATO". Ông Zelensky cũng tiết lộ chỉ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Putin sau khi đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump và các nhà lãnh đạo châu Âu.

Trước bối cảnh đó, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã đề xuất một giải pháp táo bạo: Ukraine nên được gia nhập NATO ngay lập tức nếu Nga vi phạm bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai. Ông nhấn mạnh: "Tôi muốn Nga biết rằng nếu Điện Kremlin lại làm điều này, Ukraine sẽ vào NATO ngay lập tức".

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

fb yt zl tw