Xu hướng tuyển dụng lao động cũ để giải quyết công việc cuối năm

Để đảm bảo tiến độ sản xuất, duy trì chất lượng sản phẩm cuối năm, nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động cũ, hỗ trợ tối đa lao động mới.

Khuyến khích lao động cũ quay lại

Ông Bùi Ngọc Tú, phụ trách tuyển dụng nhân sự một công ty may, cho biết vì công ty đang thiếu gia công ngành may cuối năm, việc tuyển dụng tương đối khó nên công ty hiện đang khuyến khích tái tuyển dụng lao động cũ.

Theo ông, công ty luôn tạo môi trường làm việc tích cực, không gây áp lực hay tạo sự căng thẳng khi người lao động nghỉ việc. Chẳng hạn người lao động nghỉ việc vì lý do cá nhân, gia đình hoặc mong muốn thay đổi môi trường, công ty sẵn sàng tuyển dụng lại.

"Chẳng hạn trong tháng 8, một nhân viên tại công ty phải nghỉ việc để về quê chăm sóc mẹ già yếu do hoàn cảnh gia đình không có người thay thế. Đi kèm với quyết định cho nghỉ việc thì đại diện công ty động viên, chia sẻ với người lao động. Sau khi gia đình sắp xếp ổn định, người này đã trở lại làm việc.

Dù không thể tiếp tục công việc ở vị trí cũ, nhân viên này vẫn được công ty tạo điều kiện tối đa, sắp xếp vị trí mới phù hợp với kỹ năng, đảm bảo quyền lợi và công việc ổn định" - ông Tú cho hay.

Tuy nhiên, theo ông Tú, để đảm bảo an toàn cho đội ngũ nhân sự hiện tại, những lao động tuy tay nghề tốt nhưng vi phạm kỷ luật như đánh nhau trong hoặc ngoài công ty, sẽ không được nhận lại.

Người lao động đi tìm việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM. Ảnh minh họa
Người lao động đi tìm việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM. Ảnh minh họa

Cũng theo ông Tú, đối với người lao động mới, doanh nghiệp không giao ngay các công đoạn quan trọng nhằm tránh rủi ro chậm trễ sản xuất. Thay vào đó, công ty áp dụng chính sách hỗ trợ đặc biệt trong tháng đầu để họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả, đối với các sản phẩm đặc thù, công ty yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa công nhân trong chuyền may. Hàng hóa được phân chia đều, không phân biệt lao động mới, cũ hay lâu năm.

Tương tự, bà Huỳnh Thị Phương Nam, chủ tịch công đoàn một công ty chuyên về sản xuất, bất động sản và dịch vụ tại thành phố, cho biết tình hình tuyển dụng của công ty hiện tại gặp khó khăn. Lý do vì nguồn nhân lực mới chưa đáp ứng yêu cầu tay nghề, nhân viên tại công ty hiện phải tăng giờ làm mỗi ngày để đảm bảo tiến độ sản xuất.

"Để ổn định sản xuất và duy trì chất lượng, công ty đã triển khai chính sách khuyến khích lao động cũ quay lại làm việc, ưu tiên tái tuyển dụng lao động cũ có tay nghề cao và thưởng 500.000 đồng cho những người giới thiệu thành công nhân sự cũ” - bà Nam cho hay.

Cũng theo bà Nam, việc tái tuyển dụng lao động cũ giúp công ty nhanh chóng phục hồi sản xuất nhờ nhân sự đã có tay nghề và quen với công việc. "Việc tuyển dụng nhân sự mới sẽ tốn thời gian đào tạo và dễ phát sinh sai sót, trong khi lao động cũ giúp giảm thiểu chi phí phát sinh từ việc gia công lại các đơn hàng bị trả lại" - bà Nam nói.

Đề xuất cấp sổ lao động

Trao đổi với PLO, Tiến sĩ Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, chuyên gia xã hội, nghiên cứu các vấn đề lao động cho rằng việc tuyển dụng lao động cũ là một giải pháp hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.

“Việc tuyển dụng lao động cũ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo, đồng thời đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sản xuất và dịch vụ. Điều này không chỉ giúp ổn định đội ngũ lao động mà còn duy trì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp” - TS Tuyết cho hay.

Tuy nhiên, TS Tuyết nhấn mạnh doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi tích lũy cho lao động cũ khi quay lại làm việc, tránh việc xếp họ vào vị trí như nhân viên mới, dẫn đến mất đi các phúc lợi, thâm niên và thành quả lao động trước đó. Ngoài ra, bà cũng nhấn mạnh tính cần thiết của các chính sách hỗ trợ duy trì tay nghề và kinh nghiệm của người lao động khi họ quay trở lại làm việc.

Đặc biệt, TS Tuyết ủng hộ đề xuất của ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.HCM về việc phát triển sổ lao động tích hợp thông tin tay nghề, kinh nghiệm làm việc của người lao động. Sổ lao động này có tích hợp đầy đủ thông tin về tay nghề, kỹ năng của người lao động để khi quay lại làm việc ở nơi cũ hay xin việc ở nơi mới đều có đủ thông tin về năng lực của họ, tạo thuận lợi cho cả phía người lao động lẫn người sử dụng lao động.

Cụ thể, tại buổi hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp chuyển đổi kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp ở TP.HCM” diễn ra mới đây, ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.HCM đề xuất việc cấp giấy phép lao động cho người làm việc trên địa bàn thành phố.

“Hiện nay, người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam hay người Việt Nam ra nước ngoài đều phải có giấy phép lao động. Dựa trên cơ chế này, tôi đề nghị áp dụng hình thức cấp phép tương tự đối với người lao động tại thành phố.

Việc cấp giấy phép lao động sẽ yêu cầu người lao động đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ năng nghề, đồng thời phải tham gia các kỳ kiểm tra đánh giá định kỳ” - ông Trung nói tại hội thảo.

Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.HCM.
Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.HCM.

Với cơ sở dữ liệu dân cư và ứng dụng công nghệ hiện nay, ông Trung cho rằng thành phố hoàn toàn có thể thống kê chính xác số lao động hiện có, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cũng như số lượng người lao động cần đào tạo.

“Từ đó, chúng ta có thể định hướng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực và đảm bảo phát triển một cách bền vững. Đề xuất này không chỉ giúp xây dựng một môi trường làm việc công bằng, chuyên nghiệp mà còn góp phần nâng cao chất lượng lao động" - ông Trung nói tại hội thảo.

Sôi động thị trường việc làm dịp gần tết

Ông Nguyễn Văn Sang, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM, cho biết các sự kiện giới thiệu vị trí việc làm dịp Tết gần đây đã thu hút sự quan tâm lớn từ sinh viên đến người lao động.

Trong thời gian tới, trung tâm sẽ kết hợp với các cơ sở đoàn và trường học trên địa bàn thành phố để hỗ trợ sinh viên và người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm sau Tết.

Cũng theo ông Sang, nhu cầu tuyển dụng việc làm quý IV năm nay có những tín hiệu tích cực so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể, nhu cầu tuyển dụng tăng từ 20 đến 25%.

“Đặc biệt, lĩnh vực thương mại, dịch vụ như phân phối, bán hàng, giao hàng, và kinh doanh đang tuyển dụng mạnh mẽ. Ngành nhà hàng, khách sạn cũng có nhu cầu lớn về các vị trí như nhân viên phục vụ và đầu bếp” - ông Sang cho hay.

Theo Báo Pháp luật TP HCM

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho lao động Lào Cai làm việc ngoài tỉnh

Thêm cơ hội cho lao động Lào Cai làm việc ngoài tỉnh

Vừa qua, hội nghị xúc tiến thu hút lao động đến làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được tổ chức tại thành phố Lào Cai đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Lào Cai đi làm việc ngoài tỉnh. Đặc biệt, đây là hội nghị xúc tiến về kết nối lao động, việc làm đầu tiên được tổ chức theo hình thức ứng dụng công nghệ số, kết nối trực tuyến tới UBND 9 huyện, thị xã, thành phố và 148/152 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như hạn chế tình trạng “nhảy việc” cần có quy định bổ sung quyền lợi nếu người lao động đến lúc nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được tính toán để đảm bảo quy tắc chia sẻ.

Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Bảo Yên: Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Trong 2 ngày (9 - 10/10), Huyện đoàn Bảo Yên phối hợp với Trung tâm việc làm tỉnh Lào Cai, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân, Công ty Cổ phần dịch vụ 3 sao, Công ty cổ phần Traenco Quốc tế tổ chức các phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024 tại các xã: Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà.

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động khi không may bị tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ làm. Thời gian qua, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, thực hiện chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định, từ đó giúp người lao động vượt qua khó khăn.

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

Sau 3 tuần xảy ra vụ sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng, nỗi đau, không khí tang thương vẫn bao trùm lên con người, cảnh vật Làng Nủ. Nhưng bên cạnh những mất mát, đau thương thì cuộc sống thường ngày vẫn sẽ dần trở lại. Chúng tôi đã có những ghi nhận bằng hình ảnh trong ngày 29/9 tại nơi này.

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Tổ chức ngày hội việc làm, hợp tác với doanh nghiệp để người học có nơi thực tập tốt, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế, xây dựng cổng tuyển dụng trực tuyến... là những cách mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai để giúp sinh viên sớm có việc làm sau khi ra trường.

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

Những ngày qua, Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao, nhiều cung đường, bản làng bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh các lực lượng cứu hộ oằn mình cứu và tìm kiếm người dân bị nạn còn có những "người lính thông tin" cũng lao mình vào mưa bão, bất chấp thiên tai khắc nghiệt, gấp rút khôi phục thông tin liên lạc, mạng di động nối sóng cho người dân.

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong 10 xã thuộc “lõi nghèo” của tỉnh, đến nay đã trải qua gần 1 tuần bị cô lập, chia cắt giao thông với bên ngoài do tuyến Tỉnh lộ 155 để có thể đến xã từ phía huyện Bát Xát và từ phía Sa Pa đều bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.

fbytzltw