Xét nghiệm cho người dân thuộc nhóm có nguy cơ mắc sốt rét cao

Từ ngày 25/5 đến ngày 2/6, Đoàn công tác của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai tổ chức giám sát tại một số huyện, xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong mùa cao điểm của bệnh sốt rét. Đây là hoạt động thuộc Dự án sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng Artemisinin.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đoàn đã làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa và trạm y tế thuộc các xã tham gia Dự án sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng Artemisinin. Đây là địa bàn có nhiều yếu tố nguy cơ dịch tễ của bệnh sốt rét, như đã từng xuất hiện ổ dịch những năm trước đó, còn có mặt của vector truyền bệnh, dân di biến động nhiều.

xet nghiem sot ret.jpg
Lấy mẫu xét nghiệm loại trừ sốt rét cho người dân tại thôn Nậm Kéng.

Đoàn đã thực hiện lấy máu xét nghiệm thăm dò ký sinh trùng sốt rét cho người dân của thôn Nậm Kéng, xã Liên Minh, huyện Sa Pa. Đồng thời, phân tích tình hình và xác định các yếu tố nguy cơ; giám sát các biện pháp phòng chống sốt rét (số màn, võng màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu được cấp); Điều tra về số màn có trong dân, phỏng vấn, đánh giá hiểu biết và sự chấp nhận của người dân về việc sử dụng màn, đặc biệt là màn được tẩm hóa chất tồn lưu lâu. Bên cạnh đó, đánh giá hoạt động của điểm kính hiển vi và năng lực xét nghiệm; công tác thống kê, báo cáo về các trường hợp bệnh, điều tra phân loại ổ bệnh.

Hoạt động nhằm hỗ trợ tuyến dưới về giám sát, phát hiện, chẩn đoán, điều trị và thực hiện các hoạt động đề phòng sốt rét quay trở lại trong mùa cao điểm, tiếp tục duy trì kết quả loại trừ sốt rét trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề xuất đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, biệt dược gốc

Bộ Y tế đề xuất đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, biệt dược gốc

Bộ Y tế đề xuất quy định các nội dung ưu đãi/đặc biệt ưu đãi đầu tư đối với sản xuất thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước, thuốc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thuốc công nghệ sinh học... trong dự thảo Luật Dược sửa đổi.

Chung tay ngăn chặn tình trạng kháng thuốc

Chung tay ngăn chặn tình trạng kháng thuốc

Năm 2023, Tuần lễ Nhận thức về kháng thuốc thế giới có chủ đề “Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc” với nhiều hoạt động được tổ chức từ ngày 18 đến 24/11 nhằm nâng cao nhận thức của người dân về kháng thuốc, đồng thời thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt và hạn chế các tác nhân gây kháng thuốc.

Kết luận vụ việc học sinh ở Trường THCS Pom Hán rối loạn tiêu hóa sau khi uống trà sữa

Kết luận vụ việc học sinh ở Trường THCS Pom Hán rối loạn tiêu hóa sau khi uống trà sữa

Như thông tin Báo Lào Cai đã đưa, ngày 25/9/2023, một lớp học của Trường THCS Pom Hán, thành phố Lào Cai khi triển khai tiết học khoa học tự nhiên (Hóa) có nội dung cho học sinh trải nghiệm làm trà sữa ngay trên lớp. Sau khi học sinh thưởng thức sản phẩm do tự tay mình làm, một số em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đau đầu, đi ngoài phân lỏng…

Làm chậm tiến triển kháng thuốc

Làm chậm tiến triển kháng thuốc

Từ ngày 20 - 21/11, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức FHI 360 và các đối tác tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng 'Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc'.

Nâng cao nhận thức về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Nâng cao nhận thức về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ngày Thế giới phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được tổ chức vào 16/11 hằng năm nhằm nâng cao nhận thức về bệnh và đảm bảo tất cả bệnh nhân hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đều có thể tiếp cận các dịch vụ y tế tốt nhất, giúp giảm gánh nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và cải thiện cuộc sống của người bệnh.

fb yt zl tw