Xây nền vững chắc cho tăng trưởng

"Khoán" tăng trưởng cho từng địa phương vừa tạo động lực, vừa tạo áp lực để bứt phá, đóng góp hiệu quả cho đất nước.

Đầu tháng 2/2025, Chính phủ lần đầu tiên ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP (Nghị quyết 25) nhằm xác định mục tiêu tăng trưởng cho từng ngành, lĩnh vực và địa phương, qua đó bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước đạt từ 8% trở lên trong năm 2025. Nghị quyết đặt nền tảng vững chắc để hướng tới mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay.

Các địa phương “xắn tay” thực hiện sứ mệnh chung của cả nước.
Các địa phương “xắn tay” thực hiện sứ mệnh chung của cả nước.

Áp lực và động lực

Theo Nghị quyết 25, có 18/63 địa phương được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) hai con số và không có địa phương nào tăng trưởng dưới 8%. Trong đó, một số địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP hai con số như Bắc Giang 13,6%, Hải Phòng 12,5%, Quảng Ninh 12%, Thanh Hóa 11%, Đà Nẵng 10%. Hai “đầu tàu” kinh tế là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được giao tăng trưởng lần lượt 8% và 8,5%.

Nghị quyết đã thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” khi “khoán” rõ mức tăng trưởng. Điều này khuyến khích và thúc đẩy các địa phương trong việc thực hiện, làm mới kế hoạch phát triển kinh tế, từ đó, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước.

Theo PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, “khoán” tăng trưởng đối với các địa phương là cách làm hay, cần nghiên cứu những mô hình mới và cách làm mới chưa từng có tiền lệ. Nghị quyết 25 cho thấy sự tập trung của Chính phủ vào việc đẩy mạnh phát triển hơn nữa những khu vực có tiềm năng. Các tỉnh, thành phố có khả năng phát triển được khuyến khích phấn đấu hơn, đóng góp vào mục tiêu chung của cả nước.

Đồng quan điểm, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, nhấn mạnh rằng để nâng cao tăng trưởng kinh tế quốc gia, cần bắt đầu từ từng địa phương. Nghị quyết 25 đã xác định rõ trách nhiệm và mục tiêu cụ thể cho mỗi địa phương, tạo ra cả động lực lẫn áp lực để họ nỗ lực phát triển, qua đó đóng góp hiệu quả vào mục tiêu chung.

Mục tiêu tăng trưởng của mỗi địa phương được xác định dựa trên kết quả tăng trưởng những năm gần đây và tiềm năng phát triển trên nhiều phương diện. Theo phân tích của Giám đốc Economica Việt Nam, các tỉnh, thành như Bắc Giang, Ninh Thuận, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh... được giao mức tăng trưởng cao hơn nhờ sự chuẩn bị tốt về tâm thế, tiềm lực và các dự án đầu tư. Những địa phương này đã chủ động xúc tiến nhiều dự án quan trọng, đồng thời nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực đột phá, khơi thông nguồn lực cho phát triển.

Trong khi đó, với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, quy mô kinh tế đã khá lớn so với các địa phương khác trong cả nước. Khi quy mô lớn, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao, cần có bước tạo đà dài hơn.

TS. Lê Duy Bình đặt kỳ vọng vào hai “đầu tàu” kinh tế của cả nước và cho rằng, nếu hai địa phương này đạt hoặc cao hơn tốc độ tăng trưởng 8% sẽ là nền tảng quan trọng để đưa tăng trưởng cả nước đạt mục tiêu.

Địa phương đồng lòng

Hiện tại, các địa phương đã “xắn tay” thực hiện sứ mệnh chung của cả nước.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng kịch bản tăng trưởng GRDP năm nay. Trong đó, có 40 địa phương được HĐND cấp tỉnh quyết nghị mục tiêu tăng trưởng GRDP bằng hoặc cao hơn so với mục tiêu được giao tại Nghị quyết 25.

23 địa phương đã ban hành nghị quyết điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng phù hợp với mục tiêu được giao.

Hải Phòng đặt mục tiêu tăng trưởng 12,5%, quyết tâm bứt phá trong năm nay. Thành phố đang tập trung thu hút đầu tư, đặc biệt vào Khu kinh tế ven biển phía Nam rộng 13.000 ha. Đồng thời, Hải Phòng cam kết đóng góp 11.000 tỷ đồng cho dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đề xuất triển khai thi công từ cả hai đầu tuyến (từ Lào Cai và Hải Phòng).

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng khẳng định: “Chúng tôi thậm chí có thể tăng trưởng ở mức cao hơn”.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được cũng tuyên bố, dù Chính phủ giao chỉ tiêu cho TP. Hồ Chí Minh là tăng trưởng 8,5%, nhưng vì cả nước, hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phấn đấu tăng trưởng ít nhất 10% trong năm 2025.

Hay với Hải Dương, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng cho biết, tỉnh quyết tâm đạt mức tăng trưởng 12%, cao hơn mức 10,2% mà Chính phủ giao. Để đạt kết quả đó, một kịch bản tăng trưởng đã được tỉnh xây dựng. Theo đó, quý I/2025, tăng trưởng GRDP ở mức 11%; sau đó tăng trưởng lần lượt 11,8%; 13,7% và 11,5% trong các quý còn lại của năm.

Quảng Ninh cũng “nhắm đích” tăng trưởng 14%, cao hơn mức “khoán” tới 2%. Giải pháp để địa phương đạt mục tiêu đó là: Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đầu tư công và đầu tư ngoài ngân sách. Trong đó, xác định đầu tư công là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với phương châm lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư xã hội; phải hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn bố trí năm 2025 trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời, tập trung rà soát tất cả các điểm nghẽn, nút thắt để giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc, tháo gỡ, khơi thông, giải phóng toàn bộ nguồn lực, tranh thủ được thời cơ, vận hội, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, các dư địa phát triển.

Nghị quyết 25 cho thấy sự tập trung của Chính phủ vào việc đẩy mạnh phát triển những khu vực có tiềm năng. Các tỉnh, thành phố có khả năng phát triển sẽ được khuyến khích phấn đấu hơn để đóng góp vào mục tiêu chung của cả nước.

Chú trọng cả số lượng và chất lượng

Sự quyết tâm, “rốt ráo” của các địa phương với nhiệm vụ “kéo” tăng trưởng cả nước đã thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh ở trong nước, khu vực và quốc tế phải đối mặt với "sóng to, gió lớn”, các chuyên gia cho rằng, các địa phương cần chú trọng cải cách, sáng tạo, tìm kiếm các giải pháp đột phá, tận dụng lợi thế của từng nơi để nâng cao hiệu quả kinh tế.

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng gợi ý, các địa phương phải nghĩ đến những tiềm năng có thể khai thác trong tầm nhìn quốc gia. “Thời gian tới, chúng ta cần phân cấp quản lý, giảm bớt thủ tục hành chính và tạo điều kiện để các địa phương phát huy tối đa tiềm năng sẵn có. Việc khai thác tốt nguồn lực và sự sáng tạo của từng địa phương sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển vùng miền”, ông Lạng khẳng định.

Còn PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính thì lưu ý, việc “khoán” tăng trưởng phải chú trọng cả số lượng và chất lượng. Cần phải có sự kiểm tra, giám sát, nhất là về chất lượng tăng trưởng của từng địa phương.

Có như vậy, kết quả tăng trưởng chung của nền kinh tế mới có sự thay đổi. Sự chuyển mình của kinh tế địa phương sẽ tạo động lực mạnh mẽ để kinh tế Việt Nam “chạm tay” vào mức tăng trưởng 8% trong năm nay.

baoquocte.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hộ, cá nhân kinh doanh cần chủ động thích ứng với quy định phải sử dụng hoá đơn điện tử

Hộ, cá nhân kinh doanh cần chủ động thích ứng với quy định phải sử dụng hoá đơn điện tử

Từ ngày 1/6/2025, theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, tất cả hộ và cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử, trong đó nhóm có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên bắt buộc dùng máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định mới đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong quản lý thuế, song cũng đặt ra không ít thách thức trong khâu triển khai, đặc biệt với các hộ kinh doanh nhỏ, ở vùng sâu vùng xa.

Các đại biểu dự hội nghị.

Tập huấn nâng cao năng lực đấu thầu, đấu thầu qua mạng

Sáng 24/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp (Sở Tài chính) tổ chức hội nghị bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu, đấu thầu qua mạng; cập nhật Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và các văn bản hướng dẫn hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Sau khi Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung lập phương án vận chuyển 194.678 tấn quặng Limonit từ mỏ sắt Quý Xa về Nhà máy Gang thép Lào Cai tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Sở Xây dựng đã có ý kiến yêu cầu đơn vị này chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Doanh nghiệp Việt đang tái cơ cấu nhân sự

Đó là nhận định của đại diện Anphabe (đơn vị tư vấn giải pháp Thương hiệu nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc) khi nói về xu hướng nhân sự và thị trường lao động Việt Nam những tháng đầu năm 2025, chiều 22/4.

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Nhộn nhịp thi công cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc)

Mới khởi công nhưng những ngày qua trên công trường xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bản Vược, Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) khá nhộn nhịp bởi nhà thầu đẩy nhanh các hướng thi công để đảm bảo công trình hoàn thành vào tháng 9/2026, tức sau 18 tháng thi công.

fb yt zl tw