Xây dựng dữ liệu cho mật ong Việt Nam

Việc chưa có dữ liệu nghiên cứu về thành phần hóa, lý, sinh trong mật ong nội địa khiến các sản phẩm này khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Mật ong của Việt Nam sẽ được định vị theo từng loại dựa trên dữ liệu chung do nhóm nghiên cứu đưa ra.

Mật ong của Việt Nam sẽ được định vị theo từng loại dựa trên dữ liệu chung do nhóm nghiên cứu đưa ra.

Việc chưa có dữ liệu nghiên cứu về thành phần hóa, lý, sinh trong mật ong nội địa khiến các sản phẩm này khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các nhà khoa học đã tiến hành xây dựng dữ liệu để gia tăng giá trị cho mật ong trong nước.

Cần xây dựng thương hiệu

ThS Phạm Trí Nhựt, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ TPHCM và cộng sự vừa nghiên cứu phân tích và đánh giá cơ sở dữ liệu về tính chất hóa lý, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của một số sản phẩm mật ong trên thị trường Việt Nam.

Mật ong là một sản phẩm tự nhiên phức tạp do ong sản xuất từ mật hoa hoặc cây và dịch tiết thực vật. Từ thời xa xưa, mật ong được sử dụng như một chất làm ngọt cũng như được làm thuốc chữa bệnh.

Ngày nay, mật ong càng được sử dụng rộng rãi hơn để thay thế đường trong bánh kẹo, các sản phẩm bánh mì và được thêm vào nhiều loại thực phẩm khác nhau như xúc xích, chả cá… để kéo dài thời hạn sử dụng, tăng cường hoạt tính sinh học của chúng.

ThS Phạm Trí Nhựt cho biết, theo tiêu chuẩn Việt Nam mật ong tự nhiên được phân loại theo nguồn gốc thực vật gồm: Mật ong hoa, mật ong dịch lá và mật ong hỗn hợp. Trong đó, mật ong hoa được chia thành 2 loại là mật ong đơn hoa (hoa nhãn, vải, bạch đàn, táo, cỏ lào...) và mật ong đa hoa (gồm một số loại như mật ong vải nhãn, chôm chôm - cà phê, hoa rừng...).

Mật ong dịch lá là mật ong do ong khai thác từ mật của dịch lá, búp non của cây (như mật ong cao su, mật ong đay...). Mật ong hỗn hợp là mật ong do ong khai thác từ cả mật của dịch lá và mật của hoa (ví dụ như mật ong cao su - vải, cà phê - bạch đàn - táo - đay).

Ở Việt Nam, trải dài từ Bắc vào Nam, tùy thuộc vào đặc điểm thực vật từng địa phương, các loại mật ong nổi bật được ghi nhận như mật ong hoa nhãn, cà phê, vải, bạc hà, dừa, cao su, tràm, chôm chôm, sú vẹt, lá keo… Thế nhưng ngành công nghiệp nuôi ong lấy mật chỉ đang trong giai đoạn sơ khởi, do chưa thể khai thác hết giá trị của mật ong, mà chỉ tập trung phát triển những nguồn mật đã được chứng minh là có hiệu quả.

“Mặc dù có sản lượng xuất khẩu mật ong lớn nhưng đa phần giá thành của mật ong Việt Nam rất thấp so với các nước trên thế giới. Hơn nữa, mật ong Việt Nam thường xuyên gặp các vấn đề về chất lượng sản phẩm, điển hình như hàm lượng nước, HMF, tạp chất.

Ngoài ra, việc chưa có những dữ liệu nghiên cứu về thành phần hóa, lý, sinh trong mật ong nội địa cũng là một trong những nguyên nhân khiến các sản phẩm này khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Các sản phẩm mật ong có giá trị xuất khẩu cao trên thế giới đều là những thương hiệu có chỉ dẫn địa lý rõ ràng và chứng minh được sự khác biệt hay đặc điểm nổi bật so với các sản phẩm khác”, ThS Phạm Trí Nhựt chia sẻ.

Dữ liệu đầu tiên về mật ong tại Việt Nam

ThS Phạm Trí Nhựt và cộng sự đã đánh giá và cung cấp bộ dữ liệu chi tiết về các thông số quan trọng của các loại mật ong tại Việt Nam. Các dữ liệu được thu thập, sau đó phân tích bằng phương pháp định tính và định lượng (UV-Vis, UHPLC).

Sau đó, tiến hành xử lý thống kê theo mô hình đánh giá tương quan Pearson và phân tích thành phần chính (PCA) để đưa ra những kết luận đáng tin cậy. Đó là mối tương quan giữa các chỉ tiêu chất lượng, hoạt tính sinh học, thành phần hóa học đối với nguồn gốc thực vật và vị trí địa lý của các loại mật ong.

Nghiên cứu được tiến hành với 30 mẫu mật ong thương mại (gồm các loại mật ong hoa: Nhãn, cà phê, bạc hà, vải, dừa, tràm, chôm chôm, sú vẹt, keo, cao su) được mua từ các nhà cung cấp khác nhau. Mật ong Manuka được sử dụng làm mẫu đối chứng để so sánh.

Mật ong Manuka có nguồn gốc từ New Zealand. Manuka là một loại hoa màu trắng thuần khiết. Đây là loại mật được tạo ra bởi những con ong thụ phấn cho hoa Leptospermum scoparium (còn gọi là cây bụi Manuka), được thu hoạch trực tiếp từ các tổ ong trong khoảng từ tháng 12 - 3 hàng năm. Mật ong Manuka có độ nhớt rõ rệt cùng với màu kem sẫm đến nâu sẫm đặc trưng.

Sau quá trình thực hiện, các kết quả nghiên cứu đã tạo thành bộ cơ sở dữ liệu đầu tiên về các thông số chất lượng và an toàn, thành phần hóa thực vật, khả năng chống oxy hóa, cũng như hoạt tính kháng khuẩn của một số loại mật ong thương mại tại Việt Nam.

“Theo đó, hầu hết các loại mật ong được phân tích đều có những chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (Codex Alimentarus) và tiêu chuẩn Việt Nam.

Sự hiện diện của những hợp chất có hoạt tính sinh học như polyphenols, flavonoid cho thấy được mối liên hệ giữa các thành phần này với hoạt tính kháng oxy hóa (xét nghiệm DPPH và ABTS) và kháng khuẩn (E. coli, S. aureus P. aeruginosa) của mật ong.

Bằng phương pháp phân tích thành phần chính, nghiên cứu đã chỉ ra những thành phần polyphenol có khả năng sử dụng để làm dấu ấn xác định nguồn gốc đối với một số loại mật ong”, ThS Phạm Trí Nhựt chia sẻ.

Kết quả nghiên cứu về cảm quan và hoạt tính sinh học của đề tài cho thấy, các tỉnh khu vực chuyên canh cây ăn quả có nhiều lợi thế về sản xuất mật ong chất lượng cao. Kết quả của đề tài sẽ là dữ liệu quan trọng để tiến đến xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các loại mật ong này trong tương lai.

Báo Giáo dục & Thời đại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí

Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu và xây dựng các phương án ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ tất cả các loại hình báo chí, không chỉ báo in. Cụ thể, Dự thảo Luật sửa đổi đã bổ sung quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 15% đối với thu nhập từ các hoạt động báo chí khác ngoài báo in. Đối với báo in, mức thuế suất ưu đãi 10% sẽ được giữ nguyên như hiện hành.

Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - Tạo góc nhìn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - Tạo góc nhìn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Theo Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024-GII) năm 2024 vừa được công bố, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế; tăng hai bậc so với năm 2023. GII cho thấy bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam trong dòng chảy đổi mới sáng tạo.

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đối với sản xuất nông nghiệp rất nặng nề nhưng nếu nhìn một góc độ khác thì mưa lũ mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp những đồng bãi, để vùng châu thổ thêm phì nhiêu, trù mật. Chúng tôi đã có những ghi nhận như thế tại một số vùng sản xuất chuyên canh ven bờ sông Hồng của huyện Bảo Thắng.

[Ảnh] Thi công căng cáp dây văng cầu Phú Thịnh

[Ảnh] Thi công căng cáp dây văng cầu Phú Thịnh

Sau khi khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây ra, những ngày này, các công nhân, kỹ sư thi công dự án cầu Phú Thịnh (thành phố Lào Cai) đang tập trung căng cáp dây văng - một trong những hạng mục quan trọng góp phần hoàn thành dự án vào cuối năm.

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 kèm theo mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong đó, sản xuất lâm nghiệp cũng chịu những thiệt hại đáng kể, hàng trăm nghìn ha diện tích rừng bị gãy đổ, một số nơi bị sạt lở mất rừng. Nhiều cơ sở chế biến lâm sản bị đình đốn do thiếu nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc bị thiên tai tàn phá. Đến nay, các địa phương có rừng đang từng bước chủ động sản xuất, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai…

fbytzltw