'Xanh hóa' năng lượng - Xu thế tất yếu

Với cam kết đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050, chuyển dịch năng lượng đang là xu thế tất yếu với Việt Nam và với các doanh nghiệp.

Với cam kết đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050, chuyển dịch năng lượng đang là xu thế tất yếu với Việt Nam và với các doanh nghiệp. Đây cũng là nội dung của một trong những trụ cột phát triển của Việt Nam trên hành trình bước vào thiên niên kỷ mới.

101733-tra-vinh-khanh-thanh-nha-may-dien-gio-dong-hai-i-20220722152146.jpg
Một dự án điện gió ngoài khơi ở Trà Vinh.

* Chuyển đổi để phát triển bền vững

Với tiềm năng lớn để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, chuyển đổi xanh trong lĩnh vực năng lượng đang là một trong những ưu tiên của Việt Nam để đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, đến hết năm 2023, tổng công suất nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) trong hệ thống điện là 21.664 MW, chiếm khoảng 27%; sản lượng điện phát của nguồn điện (gió, mặt trời mặt đất, mặt trời mái nhà) lũy kế năm khoảng 27.317 triệu kWh, chiếm tỷ trọng gần 13% hệ thống điện.

Để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ, ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA), cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và khung giá điện, chuẩn bị ban hành cơ chế khuyến khích điện mặt trời mái nhà…

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP tại Hội nghị COP28… Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng; danh mục các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023; danh mục lĩnh vực cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính… Với các định hướng này, mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn sẽ đạt khoảng 30-39% vào năm 2030 và thậm chí là 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP).

Để chuyển đổi năng lượng thành công, PGS.TS Phạm Tiến Đạt- Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing cho rằng cần có những cơ chế, chính sách rõ ràng, lâu dài và bền vững, thực hiện theo hướng "sandbox" từ phía các cơ quan quản lý nhà nước (sandbox là khung thể chế thí điểm, cho phép một số ít doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới trong môi trường thực tiễn nhưng có phạm vi và thời gian xác định, dưới sự giám sát của các nhà quản lý và có các phương án dự phòng rủi ro phù hợp). Đặc biệt, trong chuyển dịch năng lượng, khu vực doanh nghiệp nhà nước, với vai trò, vị trí quan trọng trong các giai đoạn tiên phong thực hiện các nhiệm vụ chính trị như Nghị quyết 12/NQ-TW ngày 3/6/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã xác định, là rất thích hợp để thực hiện vai trò chủ đạo.

* Chủ động chuyển dịch để bứt phá

Tại Kết luận số 76-KL/TW về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới ban hành ngày 24/4/2024, Bộ Chính trị đề ra chủ trương phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trở thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) có năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia-Petrovietnam đã đề ra mục tiêu đạt tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% vào năm 2030 và 25 - 30% vào năm 2045; giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng đạt 15% năm 2030 và 20% năm 2045; năng lực nhập khẩu khí LNG đạt 8 tỷ m3/năm 2030 và 15 tỷ m3/năm 2045...

Để thực hiện các mục tiêu này, Petrovietnam đang xây dựng chiến lược tổng thể phát triển bền vững đến năm 2045; trong đó tập trung đổi mới công nghệ và chuyển dịch năng lượng. Petrovietnam định hướng giai đoạn 2025 - 2030 sẽ triển khai thí điểm các dự án sản xuất hydrogen "sạch"; tìm kiếm các nguồn tài chính để đẩy mạnh phát triển các dự án năng lượng sạch; tìm kiếm khách hàng có nhu cầu trong nước và khu vực để phát triển thị trường; cải hoán hạ tầng vận chuyển, xử lý, tồn trữ, phân phối khí. Giai đoạn 2030 - 2045, Petrovietnam sẽ sản xuất thương mại hydrogen "sạch" sử dụng cho các nhà máy lọc dầu, nhà máy đạm và phát triển các dự án sản xuất nhiên liệu, nguyên vật liệu và xuất khẩu hydrogen "sạch" cho các thị trường trong khu vực và thế giới… Hiện, tại các nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn đang xây dựng kế hoạch nghiên cứu dài hạn về hydrogen. Hai nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau cũng có kế hoạch thử nghiệm sử dụng hydrogen xanh thay thế một phần sản xuất amoniac.

Là tập đoàn kinh tế hoạt động đa lĩnh vực, thách thức trong chuyển dịch năng lượng không hề nhỏ nhưng cơ hội để mở rộng chuỗi giá trị các sản phẩm dầu khí của Petrovietnam cũng lớn. Theo đó, Petrovietnam có thể tăng tỷ trọng khí trong các hoạt động thăm dò, khai thác, sản xuất điện và chế biến hóa dầu, hóa chất; phát triển LNG; phát triển năng lượng tái tạo và tích hợp vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của Petrovietnam; phát triển chuỗi giá trị hydrogen, ammonia, bao gồm sản xuất hydrogen, ammonia từ năng lượng tái tạo, tích hợp hydrogen, ammonia vào các hoạt động sản xuất điện và chế biến dầu khí, lưu trữ, vận chuyển và phân phối hydrogen, ammonia. Bên cạnh đó, Petrovietnam có thể tận dụng cơ hội để phát triển các trạm sạc, pin nhiên liệu, tận dụng lợi thế của cơ sở hạ tầng sẵn có tại các cửa hàng xăng dầu, liên kết các đơn vị sản xuất điện trong ngành để tích hợp vào chuỗi giá trị dầu khí; phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, dịch vụ kỹ thuật năng lượng; phát triển công nghệ thu hồi, lưu trữ các-bon…

Để từng bước chuyển dịch năng lượng, ngay từ năm 2019, Petrovietnam đã đầu tư xây dựng Kho chứa LNG và đến tháng 7/2023, chuyến tàu LNG đầu tiên đã cập cảng Thị Vải. Cùng đó, Petrovietnam đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng sạch và bền vững tại Việt Nam, hỗ trợ Petrovietnam đạt được các mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh như ký Biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về xây dựng quan hệ đối tác chiến lược trong giai đoạn 2021 - 2024. Petrovietnam đã ký kết biên bản ghi nhớ với Equinor và CIP (Đan Mạch) để nghiên cứu cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi và các nguồn năng lượng sạch khác tại Việt Nam.

Hiện tại, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) - đơn vị thành viên của Petrovietnam đã chủ động thực hiện các nghiên cứu và hợp tác với các đối tác quốc tế để đánh giá các điều kiện địa chất, môi trường, hải văn của đáy biển, nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo tiên tiến để phân tích tài liệu địa chấn có độ phân giải cao và tích hợp các dữ liệu địa chất, địa kỹ thuật thành mô hình nền tích hợp làm cơ sở cho việc thiết kế nền móng, lựa chọn vị trí tối ưu để đặt các turbine điện gió ngoài khơi cũng như tuyến cáp ngầm để truyền tải điện.

Đặc biệt, trong ba năm lại đây, PTSC - đơn vị thành viên của Petrovietnam đã trúng thầu hơn 10 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất phát điện là 5,2 GW, trong đó cung cấp hầu hết các công đoạn dịch vụ cho các dự án điện gió ngoài khơi gồm khảo sát, thiết kế, mua sắm, thi công chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Đây cũng sẽ là các tiền đề quan trọng để Petrovietnam chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ cũng như hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Phạm Minh Chính giao tại chuỗi sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi tháng 12/2024 "tăng tốc, bứt phá hình thành trung tâm năng lượng tầm cỡ thế giới".

Trang thông tin Kinh tế của TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng vào sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất và sẵn sàng giải quyết các đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nhà nước phát triển nhanh, bền vững.

Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Trong quá trình chuyển đổi số, nền tảng số đóng vai trò quan trọng tương tự như hạ tầng xây dựng cơ bản trong thế giới thực. Một nền tảng số thống nhất, kết nối toàn bộ hệ thống quản lý sẽ giúp chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Tuy nhiên, hiện nay, một trong những thách thức lớn trong chuyển đổi số cấp xã tại Lào Cai là chưa có một nền tảng dùng chung, khiến dữ liệu bị phân mảnh, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Xí nghiệp Lưới điện cao thế Lào Cai: Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ, hạ tầng truyền dẫn ổn định là yếu tố then chốt giúp ngành điện vận hành hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhận thức rõ điều đó, Xí nghiệp Lưới điện cao thế (LĐCT) Lào Cai - Công ty Điện lực Lào Cai đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hệ thống truyền dẫn cáp quang, đảm bảo kết nối thông suốt phục vụ sản xuất - kinh doanh và điều hành lưới điện.

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Những năm gần đây, giáo dục Lào Cai đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy. Tại nhiều trường học, AI không chỉ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học mà còn giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan, sinh động hơn. Nhờ các nền tảng học liệu số, công cụ tương tác thông minh và phần mềm hỗ trợ giảng dạy, nhiều tiết học đã trở nên hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.

Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở: Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Chuyển đổi số không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền hay doanh nghiệp mà còn cần sự tham gia của tất cả người dân. Tuy nhiên, đối với các địa phương vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nơi có điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng viễn thông còn nhiều khó khăn, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho người dân, giúp họ thích nghi với môi trường số, tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến và kinh tế số vẫn đang là một thách thức lớn.

Bài 1: Nhân lực số - “nút thắt” ở cấp xã

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở Bài 1: Nhân lực số - “nút thắt” ở cấp xã

Chuyển đổi số đang là nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đối với các địa phương, đặc biệt là cấp xã tại Lào Cai, chính là nhân lực phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số.

Lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW

Lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW

Nhằm đảm bảo việc thống nhất nhận thức và tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành công văn số 562/BKHCN-VCL hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Ra mắt kênh chính thức tiếp nhận các sản phẩm đổi mới sáng tạo

Ra mắt kênh chính thức tiếp nhận các sản phẩm đổi mới sáng tạo

Là kênh chính thức để tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số, Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được triển khai với kỳ vọng mang lại hiệu quả thiết thực cho các cơ quan, doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp khẳng định năng lực công nghệ, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Những năm gần đây, sự bùng nổ của các nền tảng nhạc số như YouTube, TikTok… đã mở ra cơ hội lớn cho người sáng tác và phát hành nhạc. Tuy nhiên, song song với những sản phẩm âm nhạc chất lượng, nhạc "rác" cũng đang tràn lan, gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn và người nghe nhạc.

Ứng dụng AI trong quản lý du lịch

Ứng dụng AI trong quản lý du lịch

Ngày 4/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng AI trong xử lý công việc chuyên môn” nhằm nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở Du lịch thành phố Hà Nội trong sử dụng công nghệ, đặc biệt là ứng dụng AI trong công tác quản lý.

fb yt zl tw