"Xanh hóa" khu công nghiệp: Hứa hẹn tầm nhìn mới tương lai

Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa", các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Khu công nghiệp Liên Hà Thái chủ trương ứng dụng công nghệ xanh, sạch.
Khu công nghiệp Liên Hà Thái chủ trương ứng dụng công nghệ xanh, sạch.

Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP 26, việc chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc.

Các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.

Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 7/2024, cả nước đã có 431 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích khoảng 132.300ha, tạo ra quỹ đất công nghiệp khoảng 89.900ha; trong đó, 301 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và thu hút được lượng vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thống kê cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trong những năm gần đây chiếm khoảng 35-40% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước; nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, thì vốn FDI trong các khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 70-80% tổng vốn đăng ký cả nước.

Với nguồn lực thu hút được, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cơ cấu nền kinh tế và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Cùng với đó, là những đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm và an sinh xã hội.

Tuy vậy, sự phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế trong thời gian gần đây đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là những vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hiện nay.

Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Vương Thị Minh Hiếu cho biết sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp trong thời gian qua đã gây áp lực lớn đến môi trường sống của người dân.

Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Liên Hà Thái.
Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Liên Hà Thái.

Có đến 13% khu công nghiệp đang hoạt động chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải đe dọa sức khỏe và đời sống người dân quanh khu công nghiệp, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, chất thải nguy hại tăng đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh.

Cùng với đó, việc gia tăng các hoạt động sản xuất công nghiệp và hệ thống các khu công nghiệp tại Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái; các dịch vụ trong một số khu công nghiệp chưa được cung cấp đầy đủ hoặc chất lượng chưa cao; an sinh xã hội trong các khu công nghiệp có nơi còn chưa được đảm bảo...

Theo bà Hiếu, nguyên nhân là do các khu công nghiệp truyền thống thường tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế mà không đặt nặng vấn đề bảo vệ môi trường hoặc phúc lợi xã hội.

Hơn nữa, do các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp gặp khó khăn về vốn và tài chính nên thường phát triển theo giai đoạn cuốn chiếu trong khi việc đầu tư một cách đồng bộ toàn bộ hệ thống các phân khu chức năng và hệ thống xử lý nước thải, hệ thống hoàn thiện điện nước thì cần nguồn vốn lớn và phải đầu tư ngay từ ban đầu.

Bên cạnh đó, các chính sách phát triển trong nước và quốc tế liên quan đến tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn đã tác động trực tiếp đến định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam, đặt ra yêu cầu chất lượng phát triển khu công nghiệp ở mức cao hơn, theo hướng phát triển bền vững và chiều sâu, chú trọng phát triển công nghệ cao, đổi mới mô hình phát triển và gắn với liên kết vùng.

Theo bà Vương Thị Minh Hiếu, phát triển bền vững không còn là khẩu hiệu, mà đang thực sự trở thành xu thế tất yếu, là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh.

Nhiều địa phương và nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp xác định việc phát triển khu công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách, để kiến tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

Khu công nghiệp Bá Thiện, nằm trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có cảnh quan xanh,sạch, đẹp.
Khu công nghiệp Bá Thiện, nằm trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có cảnh quan xanh,sạch, đẹp.

Hơn nữa, việc phát triển các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp xanh cũng trở thành yêu cầu bắt buộc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và thực hiện cam kết tại COP 26 để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, có khoảng 40-50% địa phương chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái; 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái từ bước lập quy hoạch, xây dựng và định hướng ngành nghề thu hút đầu tư.

Ông Bùi Quốc Khánh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần TNTech, cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra những xu hướng phát triển mới và Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để đẩy nhanh tiến trình xanh hóa các khu công nghiệp.

Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trên cơ sở các kết quả tích cực trong triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam, Chính phủ Thụy Sĩ đã cam kết tiếp tục cùng Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đồng hành với Việt Nam đẩy mạnh triển khai khu công nghiệp sinh thái gắn với kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn 2024-2028.

Văn kiện Dự án "Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam" với tổng vốn hỗ trợ 3,6 triệu USD do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ tài trợ đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt tháng 8/2024, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Long An.

Bên cạnh đó, trong các khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới hỗ trợ việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái tại Bình Dương; thực hiện các mạng lưới tuần hoàn nước đối với một số khu công nghiệp tập trung nhiều hoạt động dệt may tại Hưng Yên, Thừa Thiên-Huế; thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả năng lượng trong các khu công nghiệp để xây dựng khu công nghiệp sinh thái theo mô hình của Hàn Quốc...

Mặc dù vậy, trên thực tế, quá trình “xanh hóa” các khu công nghiệp hiện gặp nhiều khó khăn, từ tài chính cho đến năng lực chủ đầu tư hay quy định pháp lý thiếu rõ ràng cụ thể...

Ông Bruno Jaspaert, Giám đốc Điều hành Khu công nghiệp Deep C, cho biết vấn đề lớn nhất hiện nay của Việt Nam là thiếu những quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn phát triển. Vì vậy, để xây dựng một khu công nghiệp xanh và sinh thái sẽ mất nhiều thời gian và công sức.

“Ở thời điểm này, Việt Nam chưa có một chính sách ưu đãi nào dành riêng cho khu công nghiệp sinh thái trong khi chi phí đầu tư, thời gian đầu tư và công sức đầu tư vào những khu này cao hơn và lâu hơn. Nếu không tạo ra cơ chế cộng sinh tốt thì kinh tế tuần hoàn sẽ rất khó vận hành và phát triển,” ông Bruno Jaspaert cho hay.

Mô hình Khu công nghiệp sinh thái khắc phục được những hạn chế, bất cập về vấn đề môi trường, giảm chất thải, đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu (Khu công nghiệp WHA 1, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).
Mô hình Khu công nghiệp sinh thái khắc phục được những hạn chế, bất cập về vấn đề môi trường, giảm chất thải, đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu (Khu công nghiệp WHA 1, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).

Theo lãnh đạo Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, các khu công nghiệp trong thời gian tới cần có những giải pháp đột phá, phù hợp với xu thế mới.

“Theo đó, việc nghiên cứu, xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để bảo đảm tăng cường tính cạnh tranh quốc tế của các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các bộ, ngành và địa phương triển khai trong thời gian tới,” bà Hiếu nhấn mạnh.

Cùng với đó, các khu công nghiệp trong thời gian tới cần mạnh dạn tiên phong thay đổi hướng phát triển, tập trung đẩy mạnh phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp xanh.

Lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trụ cột cho phát triển trong tương lai. Thu hút đầu tư có chọn lọc, chủ động tiếp xúc, bám sát các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để không chỉ hội nhập vào xu hướng toàn cầu mà còn trở thành một điển hình trong phát triển các khu công nghiệp bền vững. Chìa khóa để nắm bắt cơ hội thành công là sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ và chính sách, là nỗ lực hợp tác công-tư hướng vào tăng trưởng xanh.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

fb yt zl tw