WHO: Khoảng 3 triệu người thiệt mạng mỗi năm do uống rượu

Ngày 25/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết rượu đã cướp đi tính mạng của gần 3 triệu người mỗi năm, dù tỷ lệ tử vong đã giảm nhẹ trong những năm gần đây nhưng vẫn ở mức "cao không thể chấp nhận được".

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Báo cáo mới nhất của WHO về rượu và sức khỏe cho biết rượu là nguyên nhân gây ra gần 1/20 ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong các trường hợp như lái xe khi đã uống rượu, bạo lực và lạm dụng do rượu gây ra, cũng như vô số bệnh tật và rối loạn do sử dụng rượu.

Báo cáo cho biết theo thống kê gần đây nhất vào năm 2019, khoảng 2,6 triệu ca tử vong do uống rượu, chiếm 4,7% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới trong năm đó. Gần 3/4 số ca này là nam giới; độ tuổi có tỷ lệ tử vong do rượu cao nhất trong năm 2019 là từ 20-39 tuổi (chiếm 13%).

Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Việc sử dụng rượu gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tình trạng sức khỏe tâm thần và dẫn đến hàng triệu ca tử vong lẽ ra có thể phòng ngừa được mỗi năm”.

Ông chỉ ra rằng từ năm 2010, việc tiêu thụ rượu và tác hại liên quan trên toàn thế giới đã giảm. Tuy nhiên, gánh nặng về sức khỏe và xã hội do sử dụng rượu vẫn “ở mức cao không thể chấp nhận được”. Ông cũng nhấn mạnh giới trẻ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Theo báo cáo của WHO, trên toàn cầu, 23,5% thanh niên từ 15-19 tuổi đang sử dụng rượu. Con số này tại châu Âu là hơn 45% và ở châu Mỹ là gần 44%.

Theo WHO, uống rượu có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe, như gây xơ gan và một số bệnh ung thư. Trong số tất cả các trường hợp tử vong do rượu gây ra trong năm 2019, báo cáo cho thấy ước tính có khoảng 1,6 triệu người là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó 474.000 người mắc bệnh tim mạch, 401.000 người mắc bệnh ung thư và 724.000 người bị thương, bao gồm tai nạn giao thông và tự làm hại bản thân. Báo cáo cũng cho thấy lạm dụng rượu khiến con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, HIV/AIDS và viêm phổi.

Ước tính có khoảng 209 triệu người nghiện rượu trong năm 2019, chiếm 3,7% dân số toàn cầu. Báo cáo cho thấy tổng mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người trên toàn thế giới giảm nhẹ xuống 5,5 lít rượu vào năm 2019 từ mức 5,7 lít cách đó 9 năm. Tuy nhiên, mức tiêu thụ rượu nói chung phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Hơn một nửa dân số thế giới trên 15 tuổi kiêng rượu hoàn toàn.

Hiện châu Âu có mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người cao nhất (9,2 lít), tiếp theo là châu Mỹ (7,5 lít). Mức tiêu thụ thấp nhất là ở các quốc gia có đa số người Hồi giáo ở Bắc Phi, Trung Đông và châu Á.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm truyền thông kỹ năng mềm phòng, chống ma túy

Tọa đàm truyền thông kỹ năng mềm phòng, chống ma túy

Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy (26/6), ngày 23/6, Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức tọa đàm truyền thông kỹ năng mềm phòng, chống ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 2.

Cách nhận biết nấm độc và nấm ăn được

Cách nhận biết nấm độc và nấm ăn được

Hiện đang là mùa mưa, các loại nấm phát triển mạnh nên nhiều người dân ở các vùng núi thường hái về nấu ăn. Tuy nhiên, nhiều loại nấm có độc tố khi ăn phải có thể gây chết người. Do đó, cần phân biệt nấm độc và nấm an toàn.

Phát huy vai trò điều trị nội trú

Phòng khám Đa khoa khu vực: Phát huy vai trò điều trị nội trú

Tại khoản 2, Điều 144 về Quy định chuyển tiếp đối với giấy phép hoạt động thuộc Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh nêu rõ: Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa khu vực đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện điều trị nội trú và phải duy trì tổ chức trực khoa chuyên môn 24/24 giờ. 

Gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Tỷ lệ người trẻ từ 45 tuổi trở xuống đột quỵ có xu hướng tăng hơn trong vài năm gần đây, chiếm khoảng 15% trên tổng số ca mà Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận.

Cộng đồng chung tay phòng, chống sốt xuất huyết

Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15/6): Cộng đồng chung tay phòng, chống sốt xuất huyết

Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15/6) hằng năm đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng trong công tác dự phòng. Những hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày này đã và đang tạo nên hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng để chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Cảm ơn những người hiến máu

Ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu (14/6): Cảm ơn những người hiến máu

Năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hiệp hội Truyền máu quốc tế và Hiệp hội Người hiến máu thế giới đã thống nhất lấy ngày 14/6 là ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu. Năm 2024 kỷ niệm 20 năm ngày này ra đời, Tổ chức Y tế thế giới đã lựa chọn chủ đề "20 năm kỷ niệm việc cho đi: Cảm ơn những người hiến máu!".

Chủ động phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Chủ động phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Ngay sau khi tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 2 ca mắc bệnh do não mô cầu, đồng thời ghi nhận 2 ca tử vong có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đề nghị tỉnh chủ động giám sát, phát hiện sớm các ca mắc mới trong khu vực xảy ra ổ dịch.

Huy động cả hệ thống chính trị nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Huy động cả hệ thống chính trị nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Tại Hội nghị tổng kết Chỉ thị 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới” do Tỉnh ủy tổ chức sáng 13/6, đại diện một số sở, ngành, địa phương đã trình bày tham luận, đề cập đến những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp để nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) toàn tỉnh. 

Phẫu thuật thẩm mỹ: Nhu cầu chính đáng nhưng thiếu an toàn

Phẫu thuật thẩm mỹ: Nhu cầu chính đáng nhưng thiếu an toàn

Theo phản ánh của bạn đọc, liên tiếp thời gian gần đây, trên địa bàn TPHCM đã xảy ra nhiều vụ tai biến, thậm chí có trường hợp tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng công tác quản lý lĩnh vực này hiện đang bộc lộ nhiều lỗ hổng, bất cập hoặc có sự lơ là, trong khi thực tế nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng nhiều.

Nâng cao kỹ năng phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 cán bộ trạm y tế

Nâng cao kỹ năng phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 cán bộ trạm y tế

Với mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng dự phòng, phát hiện sớm, thực hành về quản lý điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến cơ sở, từ tháng 5/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Bệnh viện Nội tiết tỉnh triển khai tập huấn chuyên môn cho hơn 300 cán bộ làm công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Một phụ nữ tử vong khi đi nâng mũi

Một phụ nữ tử vong khi đi nâng mũi

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhân dân 115 TP Hồ Chí Minh, ngày 4/6, Khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận một phụ nữ suy hô hấp sau khi nâng mũi tại một thẩm mỹ viện trên địa bàn. Dù các bác sĩ đã sử dụng các phương pháp điều trị tích cực nhưng người bệnh đã tử vong sau đó. Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

fb yt zl tw