WHO cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới

Trong báo cáo định kỳ công bố ngày 7/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng, đợt dịch mới ở khu vực Nam Á có xu hướng lan nhanh, có thể tới Ðông Nam Á và Tây Á. Theo báo cáo, trong 4 tuần qua, gần 3,3 triệu ca mắc Covid-19 được báo cáo trên toàn thế giới, trong đó có 23.849 ca tử vong, các con số này lần lượt giảm 28% và 30% so mức của giai đoạn 28 ngày trước.

0804-an-do-covid-7060.jpg

Tuy nhiên, trên bản đồ phân chia mức độ dịch bệnh theo mầu sắc, các nước Ấn Ðộ, Bangladesh, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Iran, Saudi Arabia được hiển thị mầu đỏ, tức là cảnh báo cao nhất. Philippines, Timor-Lester và Myanmar, được hiển thị mầu cam, mức cao thứ hai. Ðiều này cho thấy các khu vực Nam Á và Ðông Nam Á có nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. Riêng Việt Nam, Lào, Campuchia được hiển thị mầu xanh, thể hiện xu hướng dịch bệnh giảm.

Trước đó, hôm 6/4, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (T.Ghê-brây-ê-xút) cho biết, WHO dự kiến dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn cầu về Covid-19 trong năm nay. Theo ông Ghebreyesus, tại cuộc họp trong tháng 5 tới, ủy ban chuyên gia về tình trạng dịch Covid-19 sẽ xác định thời điểm chấm dứt coi Covid-19 là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế, vốn được áp dụng hơn 3 năm qua.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập (7/4/1948-7/4/2023), WHO kêu gọi nỗ lực hướng tới công bằng trong y tế nhằm đối phó thách thức. Ông Ghebreyesus nhấn mạnh: Bên cạnh thành tựu, thế giới vẫn đối mặt nhiều thách thức, nhất là bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ y tế, cũng như lỗ hổng lớn trong việc bảo vệ người dân trước tình trạng khẩn cấp về y tế và khí hậu. WHO kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp, ưu tiên hỗ trợ và tăng cường đội ngũ y tế.

Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw