WHO cảnh báo dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi vẫn ''đặc biệt đáng lo ngại''

Ngày 23/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình hình dịch tễ học liên quan bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi vẫn "đặc biệt đáng lo ngại".

Theo Báo cáo mới nhất của WHO, tính đến ngày 15/12, châu Phi đã ghi nhận 13.769 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 20 quốc gia trong khu vực, trong đó có 60 ca tử vong. CHDC Congo vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 9.513 ca bệnh được xác nhận.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại bệnh viện ở tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo ngày 19/8/2024.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại bệnh viện ở tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo ngày 19/8/2024.

Mặc dù xu hướng dịch bệnh tại tâm dịch là CHDC Congo đã tương đối ổn định trong những tuần qua, WHO cảnh báo các nước không nên chủ quan do lo ngại độ trễ của các số liệu báo cáo. Đáng chú ý, đợt bùng phát mới nhất ghi nhận sự lây lan của biến thể nguy hiểm clade 1b, xuất hiện lần đầu tiên tại CHDC Congo từ tháng 9/ 2023. WHO cho biết đã ghi nhận những trường hợp nhiễm clade 1b tại 8 quốc gia ngoài châu Phi, trong đó có Thụy Điển và Thái Lan. Tỷ lệ tử vong khi mắc clade 1b là khoảng 3,6%, cao hơn các biến thể trước đó.

Clade 1b là biến thể của chủng đặc hữu clade 1 gây bệnh đậu mùa khỉ. Chủng clade 1 lây nhiễm qua tiếp xúc với động vật mắc bệnh và chủng này đã gây ra các đợt bùng phát dịch trong phạm vi CHDC Congo trong hàng chục năm qua.

Ngày 14/8, WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ gây tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC), khi số ca mắc biến thể Clade 1b tăng vọt tại CHDC Congo và lan rộng ra ngoài biên giới nước này. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất của WHO đối với một dịch bệnh.

Ngày 28/11, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi nhận định số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (mpox) ở châu lục này sẽ tiếp tục tăng trong 4 tuần tới trước khi bắt đầu có dấu hiệu giảm vào đầu năm 2025.

Đậu mùa khỉ là một bệnh do virus gây ra và chủ yếu lây lan thông qua tiếp xúc gần. Bệnh có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw