Vốn ODA của Hàn Quốc năm 2024 dự kiến tăng lên mức lớn nhất từ trước đến nay

Hàn Quốc cam kết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô vốn ODA để tích cực đáp ứng nhu cầu hợp tác phát triển quốc tế bao gồm hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực xung đột và thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đồng won của Hàn Quốc.
Đồng won của Hàn Quốc.

Theo số liệu thống kê tạm thời về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố, vốn ODA của Hàn Quốc năm 2023 là 3,13 tỷ USD, tăng 320 triệu USD (11,4%) so với năm 2022.

Chính phủ Hàn Quốc dự kiến mở rộng ngân sách cho vốn ODA năm 2024 lên mức lớn nhất từ trước đến nay ở mức khoảng 4,54 tỷ USD, tăng 31,1% so với năm 2023, nhằm tương xứng với vai trò và vị thế quốc gia trụ cột toàn cầu bất chấp xu hướng thắt lưng buộc bụng tài chính trong nước.

Trong tương lai, với kế hoạch hiện thực hóa lợi ích chung của quốc gia thông qua hỗ trợ ODA, Chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô vốn ODA để tích cực đáp ứng nhu cầu hợp tác phát triển quốc tế bao gồm hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực xung đột và thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn báo cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 14/4 cho biết, năm 2023 vốn ODA của Hàn Quốc dành cho viện trợ song phương là 2,3 tỷ USD, tăng 3,4% so với năm trước đó, trong đó cả viện trợ không hoàn lại (1,57 tỷ USD) và viện trợ phải trả (730 triệu USD) và viện trợ đa phương là 830 triệu USD.

Viện trợ không hoàn lại tăng 2,6% so với năm trước đó do tăng hỗ trợ cho các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế và hành chính công (tăng 0,8 tỷ USD) và tăng viện trợ nhân đạo cho cứu trợ khẩn cấp ở nước ngoài và hỗ trợ cho người dễ bị tổn thương (tăng 0,2 tỷ USD).

Hỗ trợ vốn vay phải trả cũng tăng 5,1% so với năm trước đó do nhu cầu tài chính ngày càng tăng từ các quốc gia tiếp nhận, chẳng hạn như ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển công nghiệp.Viện trợ đa phương (830 triệu USD) được cung cấp bởi Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA - một tổ chức tài chính quốc tế trực thuộc Ngân hàng Thế giới) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để ứng phó với đại dịch COVID-19 ở các quốc gia có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ phục hồi kinh tế ở các nước đang phát triển.

Chính phủ Hàn Quốc đã phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước tình trạng thiếu tài chính phát triển trên toàn cầu thông qua viện trợ đa phương, đồng thời tích cực bày tỏ mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế với tư cách là một quốc gia trụ cột toàn cầu.

Năm 2023 cũng ghi nhận tổng nguồn vốn ODA từ 31 quốc gia thành viên của DAC thuộc Tổ chức OECD đạt 223,7 tỷ USD, tăng 6,2% so với 210,7 tỷ USD của năm trước đó.

Điều này là do sự gia tăng đầu tư và đóng góp cho các tổ chức quốc tế như WB và viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Trong số 31 quốc gia thành viên DAC, Hàn Quốc đứng thứ 14 về quy mô hỗ trợ và tỷ lệ vốn ODA trên tổng thu nhập quốc dân (GNI).

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Vượt qua định kiến về giới, không cam chịu số phận, chăm chỉ học hỏi và không ngừng vươn lên, không ít nữ thanh niên dân tộc thiểu số của Lào Cai đã khởi nghiệp thành công. Quá trình họ vượt lên chính mình trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho những người trẻ đang loay hoay khởi nghiệp.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nông sản xuất xứ không rõ ràng nhưng lại được quảng bá là sản phẩm Việt Nam. Thực trạng này khiến cho người tiêu dùng hoang mang, bên cạnh đó là uy tín nông sản Việt bị ảnh hưởng.

Liên kết phát triển bền vững du lịch Chiến khu Việt Bắc

Liên kết phát triển bền vững du lịch Chiến khu Việt Bắc

Ngày 27/4, tại hội trường tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Hội đồng dân tộc của Quốc hội và Viện Kinh tế-văn hóa (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hội thảo về “Liên kết phát triển du lịch Bắc Kạn và các tỉnh Chiến khu Việt Bắc”.

Túc trực 24/24 giờ bảo vệ rừng trong dịp nghỉ lễ

Túc trực 24/24 giờ bảo vệ rừng trong dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cũng là cao điểm nắng nóng trên địa bàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm cùng các chủ rừng nâng cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo quân số trực tại các trạm, chốt bảo vệ rừng và tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.

fb yt zl tw