Viettel Lào Cai đã lắp đặt thành công 46 trạm phát sóng 5G

Đến nay, Viettel đã phủ sóng 5G tại khu vực trung tâm của 63 tỉnh, thành. Riêng tại Lào Cai, sóng 5G đã được phát tại khu vực trung tâm thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và Bảo Thắng.

Trong sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập vào sáng 15/10 tại Hà Nội, Viettel tuyên bố trở thành doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 5G tại Việt Nam, sau 6 tháng đấu giá thành công quyền sử dụng khối băng tần B1 (2500-2600 MHz) với số tiền 7.533 tỷ đồng. Đến nay, Viettel đã phủ sóng 5G tại khu vực trung tâm của 63 tỉnh, thành.

Riêng tại Lào Cai, sóng 5G đã được phát tại khu vực trung tâm thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và Bảo Thắng.

5gg-251-4338.jpg
Test tốc độ 5G tại trạm phát sóng đặt ở thị xã Sa Pa. ảnh: Tiến Dương

Theo đó, đã có 32 trạm phát sóng 5G được lắp đặt tại thành phố Lào Cai, 12 trạm tại thị xã Sa Pa và 2 trạm tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng.

Sóng 5G sẽ tập trung tại các khu vực trung tâm và khu công nghiệp, nhằm phục vụ cho thiết bị tự động hóa, công nghệ cao, siêu kết nối… đáp ứng nhu cầu của những ứng dụng phân tích dữ liệu lớn và sử dụng cho các video chất lượng 4k/8k.

Hiện tại, Viettel Lào Cai đang triển khai chương trình trải nghiệm sóng 5G cho khách hàng trong các khu vực đã lắp đặt trạm phát sóng mạng 5G. Người đang sử dụng thiết bị hỗ trợ 5G có thể đăng ký dịch vụ mà không cần đổi sim.

z5935719896178-0e260ab2696b0bb5e2439cb0af4aca50-7390.jpg
Viettel là nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ 5G.

Tính đến nay, Viettel đã lắp đặt hơn 6.500 trạm BTS, phủ sóng 100% "thủ phủ" của 63 tỉnh thành, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học. Tốc độ mạng có thể đạt 1 Gbps, gấp 10 lần so với 4G hiện nay và độ trễ gần như bằng 0. Nhà mạng cũng triển khai đồng thời trên hai nền tảng kiến trúc 5G NSA (Non-stand Alone) và 5G SA (Stand Alone).

Mạng 2G hướng tới mục tiêu mỗi người dân sở hữu một điện thoại di động, 4G là mỗi người dân sở hữu một điện thoại thông minh, còn 5G sẽ hướng đến mỗi người dân sở hữu một smartphone siêu tốc độ - siêu kết nối. Do đó, mạng 5G được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những vấn đề lớn của xã hội, xây dựng xã hội số, kỷ nguyên thông minh tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw